221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
848696
Trợ cấp hợp lý trong WTO
1
Article
null
Trợ cấp hợp lý trong WTO
,

(VietNamNet) - Trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu là một vấn đề nhạy cảm trên bàn đàm phán WTO. Nhưng điều đó không có nghĩa vào WTO là loại bỏ tất cả các ưu đãi, những ưu đãi hợp lý vẫn được tiếp tục. 

Thông tin trái ngược với suy nghĩ thông thường của nhiều người này lại được chính ông Trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam và các chuyên gia đến từ nhiều bộ ngành khẳng định tại Hội thảo "Việt Nam trong WTO: Những xu hướng trong tương lai về chính sách trợ cấp mới được tổ chức tại Hà Nội.

Soạn: HA 914951 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trợ cấp nào WTO cho phép thì Việt Nam đều được phép áp dụng.

Ông Lương Văn Tự - Trưởng đoàn đàm phán WTO, Thứ trưởng Bộ Thương mại cho biết, đến nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình đàm phán gia nhập WTO. Việt Nam đã được các nước thành viên WTO công nhận là nước phát triển ở trình độ thấp và có nền kinh tế đang chuyển đổi. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bỏ những quy định về trợ cấp công nghiệp và công nghiệp trái với quy định WTO. Tuy nhiên, với những quy định mà WTO cho phép, các thành viên khác đang áp dụng thì Việt Nam cũng được áp dụng. Các chuyên gia đến từ Dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp Việt Nam gia nhập WTO đã cho biết một số điểm cụ thể.

Trong WTO, trợ cấp được chia thành 3 nhóm:  Nhóm đèn đỏ là trợ cấp bị cấm sử dụng, bao gồm trợ cấp xuất khẩu  và trợ cấp thay thế nhập khẩu để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa.

Nhóm đèn vàng là trợ cấp riêng biệt cho một ngành hoặc một vùng, gây lệch lạc thương mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có thể bị “trả đũa” như bị đánh thuế chống trợ cấp hoặc bị kiện ra WTO.

Nhóm đèn xanh là trợ cấp được coi là ít gây lệch lạc cho thương mại như trợ cấp chương trình phát triển (R&D), trợ cấp phát triển vùng khó khăn... được phép áp dụng mà không bị "trả đũa". 

Trợ cấp của Việt Nam nhỏ và đang giảm dần

Bà Phạm Thị Tước, Vụ phó Vụ Kế hoạch Bộ Nông nghiệp cho biết, Việt Nam đã tiến hành một số hình thức trợ cấp trong nông nghiệp, nhưng tính ra các khoản trợ cấp của Việt Nam còn rất nhỏ và đang được điều chỉnh giảm dần cho phù hợp với quy định của WTO trong khi vẫn không gây sốc đối với nông dân.

Trên thực tế, trong giai đoạn 1999 - 2001, Việt Nam trợ cấp dưới hình thức thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng trong nông nghiệp là gạo, cà phê, chè, rau quả, thịt lợn, hạt tiêu... Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê; bù lỗ xuất khẩu một số mặt hàng khác. Nhưng đến giai đoạn 2003 - 2005 những hỗ trợ này đã bị loại bỏ dần.

Soạn: HA 914953 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trợ cấp của Việt Nam trong nông nghiệp không lớn và đang giảm dần. (Ảnh: VNN)

Bên cạnh đó những biện pháp bảo hộ phi thuế quan cũng đã được bãi bỏ gần hết qua quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay Việt Nam chỉ giữ lại giấy phép nhập khẩu đường, hạn ngạch đối với trứng, muối, thuốc lá. Tất cả những hàng hoá còn lại đều quản lý theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và không hạn chế định lượng.

Qua khảo sát, bà Phạm Lan Hương, Tư vấn quốc gia Dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp Việt Nam gia nhập WTO cho biết, giá trị trợ cấp cao nhất dành cho hai nhóm hàng gạo và cà phê; tỷ lệ trợ cấp cao nhất lại thuộc về thịt lợn (6%) và rau quả (3%). Tuy nhiên, nhìn chung mức trợ cấp này là thấp và không có giá trị kinh tế lớn. Thậm chí mức chi này thấp hơn 1 số nước trong khu vực.

Trong khi đó, bà Tước cũng cho biết 84,5% tổng số chính sách hỗ trợ của Việt Nam hướng vào xây dựng hạ tầng nông nghiệp; 10,7% được dùng vào các chương trình phát triển mà chủ yếu là hỗ trợ đầu tư; chỉ có 4,9% dùng để hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ thuộc nhóm "đèn đỏ" được xem là có thể bóp méo thị trường nhưng còn thấp xa so với mức WTO cho phép.

Theo tính toán chung của bà Hương, tổng mức chi gộp trợ cấp chỉ mới đạt khoảng 3,4% giá trị sản lượng nông nghiệp. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 10% cho phép. Điều này cho thấy, về nguyên tắc không phải cắt giảm và Việt Nam còn nhiều địa dư để điểu chỉnh tăng trợ cấp.

Điều chỉnh để trợ cấp hợp lý

Tuy nhiên, nó như thế không có nghĩa là những trợ cấp của Việt Nam đã hoàn toàn phù hợp. Bà Tước phân tích, có nhiều điểm chưa phù hợp trong các chính sách trợ cấp của Việt Nam. Trước hết, WTO yêu cầu việc trợ cấp phải có chương trình cụ thể, tiêu chí rõ ràng. Trong đó, Việt Nam lại thường xử lý theo tình huống và ứng phó ngắn hạn với thị trường, không đảm bảo tính minh bạch.

Bên cạnh đó, WTO quy định hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nhưng do số nông dân đông, không có sự quản lý cụ thể nên nhà nước thường hỗ trợ thông qua doanh nghiệp. Nông dân chỉ là người hưởng lợi gián tiếp. Đây chính là những điểm cần sửa đổi để trợ cấp của chúng ta trở nên hợp lý hơn.

Theo cam kết chúng, sau khi vào WTO, các chương trình hỗ trợ trong nước thuộc loại "đèn xanh" và chương trình phát triển (R&D) sẽ được tự do. Nhóm trợ cấp "đèn đỏ" được áp dụng với mức tối thiểu là 10%. Về trợ cấp xuất khẩu, Việt Nam cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay từ khi gia nhập.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách phù hợp với WTO và tận dụng tối đa R&D dành các nước đang phát triển, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam nhưng không gây ra sự ỷ lại, đồng thời tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

Một lời khuyên cụ thể là chúng ta có thể chuyển đổi các trợ cấp không phù hợp hiện nay sang các lĩnh vực phù hợp hơn, từ những lĩnh vực bị cấm sang các lĩnh vực không bị cấm mà ta chưa áp dụng: chi trả trực tiếp cho người nông dân bằng các chính sách bảo hiểm, hỗ trợ chuyển đổi sản xuất - đa dạng hóa sản phẩm.

Nguyên tắc là Việt Nam chỉ bãi bỏ trợ cấp XK và trợ cấp nội địa hóa, các loại trợ cấp "đèn đỏ",  "đèn vàng". Riêng "đèn xanh" vẫn được duy trì và không ai cấm Nhà nước chuyển số tiền trợ cấp XK và trợ cấp nội địa hóa trước đây sang phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông nông thôn, nâng cao chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho lạnh cho hàng thủy sản và kho đệm để dự trữ lúa, cà phê cho bà con nông dân, tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào vụ... cũng chính là điều mà ta vẫn mong muốn và tập trung làm lâu nay.

  • Phước Hà  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,