221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
861864
Tác động WTO nhìn từ kết quả thực hiện BTA
1
Article
null
Tác động WTO nhìn từ kết quả thực hiện BTA
,

(VietNamNet) - Thời điểm Việt Nam gia nhập WTO cũng là lúc báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) đến sự phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 được hoàn thiện. Kết quả từ báo cáo cho thấy, quá trình mở cửa đã thành công và khẳng định hội nhập là lối đi tất yếu để phát triển.

Những con số ấn tượng về thương mại, đầu tư và phát triển dịch vụ qua 5 năm BTA khiến cho chúng ta tự tin hơn về "mở cửa" khi mà những tranh cãi về tác động gia nhập WTO vẫn còn tiếp diễn.

Bùng nổ về thương mại

Ký kết BTA, Việt Nam được Mỹ đảm bảo được hưởng tối huệ quốc và không phân biệt đối xử.  Hàng nhập khẩu Việt Nam vào Mỹ giảm trung bình từ 40 xuống còn 4%. Điều này khiến cho cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ được cải thiện. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã "bùng nổ". Sau khi Hiệp định có hiệu lực Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Soạn: HA 949029 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thuỷ sản - mặt hàng xuất khẩu thành công sang thị trường Mỹ. (Ảnh; Vasep)

Ngay trong năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực (2002), xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 128%, năm tiếp theo (2003) tăng 90%, những năm sau đó dù có sự suy giảm theo một diễn biến đã được dự báo trước, xuất khẩu của Việt Nam qua Mỹ vẫn tăng trưởng đều đặn qua từng năm ở mức trên dưới 20%. Đến năm 2005, xuất khẩu sang Mỹ đã đạt xấp xỉ 7 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu.

Gia nhập WTO có nhiều cơ hội và thách thức nhưng điểm đầu tiên mà các chuyên gia thống nhất là hàng hoá Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng. Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường và mở rộng xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng như dệt may, nông sản. Hàng hoá Việt Nam sẽ tránh được những đối xử bất lợi trong các hiệp định thương mại song phương gắn với những điều kiện phi thị trường.

Cùng với thương mại, thu hút đầu tư sau khi có BTA cũng đạt được nhiều tiến bộ. Tính đến 30/6/2006, Mỹ đứng thứ 9 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với số vốn gần 2 tỷ USD. Nhưng hầu hết các chuyên gia hai bên đều cho rằng con số này chưa phản ánh đúng thực tế vì phần lớn công ty Mỹ đầu tư vào Việt Nam qua chi nhánh ở nước thứ 3, phần lớn số vốn không được tính vào nơi xuất phát là Mỹ. Vốn đầu tư qua nước thứ 3 cao gấp 2 lần số vốn báo cáo. Nếu tính cả nguồn vốn qua nước thứ 3 thì Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất.

Mức độ đầu tư được kỳ vọng sẽ tăng dần theo lộ trình mở cửa của nhiều ngành nghề. Trong WTO, Việt Nam còn cam kết mở rộng hơn BTA, cho tất cả các đối tác không riêng gì Mỹ. Bên cạnh đó, việc đáp ứng các cam kết sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, tạo nên làn sóng đầu tư vào Việt Nam.

Sự mở rộng xuất khẩu ấn tượng và tăng trưởng nhanh về ĐTNN trong BTA là cơ sở cho DN Việt Nam tự tin hơn về khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế và tận dụng được cơ hội mà những quan hệ thương mại quốc tế mang lại. Tác động từ BTA đã củng cố niềm tin cho DN Việt Nam trong thời điểm thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong hội nhập kinh tế quốc tế và biểu hiện rõ nét nhất là gia nhập WTO. Mặc dù chúng ta biết, cam kết trong WTO phức tạp hơn nhưng nó cũng quan trọng và có những tác động mạnh mẽ hơn.

Ngành dịch vụ phát triển trên sân nhà

Lĩnh vực dịch vụ vốn được xem rất nhạy cảm, ngân hàng - tài chính hay bảo hiểm là những lĩnh vực rất được coi trọng. Đối tác trong BTA là Mỹ lại là nước rất mạnh về dịch vụ, sự mở cửa về dịch vụ được các DN nước này rất mong chờ nhưng nó cũng mang lại những thách thức và nguy cơ cho hệ thống dịch vụ trong nước vốn được đánh giá nhỏ về quy mô, yếu về tiềm lực tài chính, thiếu hụt nhân lực và lạc hậu về công nghệ quản lý.

Trong BTA cũng như WTO, Việt Nam đạt được một lộ trình mở của cho lĩnh vực này nhằm tạo một khoảng thời gian để DN trong nước có sự chuẩn bị thích hợp. Theo BTA, thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn sau 2010 với việc cho phép ngân hàng Mỹ 100% vốn hoạt động tại Việt Nam. 

Soạn: HA 949047 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ngân hàng trong nước  nhanh chóng đổi mới trước sức ép hội nhập.

Thời gian qua, các ngân hàng Mỹ xuất hiện trên thị trường Việt Nam chưa nhiều có lẽ họ phải chờ thời điểm cam kết nhưng cam kết trong BTA trong lĩnh vực này vẫn có những tác động sâu sắc trên nhiều mặt. Trước hết, chính sách và pháp luật ngân hàng Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi phù hợp hơn với các cam kết quốc tế. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu hội nhập mà hơn thế còn giúp hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam lành mạnh an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các định chế tài chính nước ngoài, các ngân hàng uy tín trên thế giới tham gia trên thị trường Việt Nam là một nhân tố quan trọng thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới của các ngân hàng.

Tuy nhiên, tác động lớn nhất phải kể đến đó là các ngân hàng thương mại trong nước đã có sự tích cực chuẩn bị để thích ứng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mới. Các chuyên gia đã thừa nhận, 5 năm thực hiện BTA cũng là giai đoạn chứng kiến sự cải thiện ấn tượng của các ngân hàng thương mại cổ phần. Nếu như những năm đầu các ngân hàng chấp nhận các biện pháp khắt khe để củng cố và sắp xếp thì những năm gần đây đã chủ động tăng cường năng lực để kinh doanh hiệu quả hơn.

Những hoạt động về cải thiện năng lực chuẩn bị cổ phần hoá ngân hàng quốc doanh, tăng vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần, hợp tác với nhà đầu tư chiến lược; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ; mở rộng nhanh hệ thống thanh toán; hiện đại hoá công nghệ... cho thấy, đứng trước sức ép hội nhập, các ngân hàng đã tích cực hơn và điều đó khiến hoạt động ngân hàng lành mạnh, hiệu quả và tất nhiên là năng lực cạnh tranh được nâng lên.

Mở cửa thị trường bảo hiểm cũng thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh hơn, sản phẩn đa dạng hơn, giá phí trở nên cạnh tranh và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. 

Đặc biệt, dưới áp lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và việc thực hiện cam kết, các công ty bảo hiểm trong nước đã thực hiện cơ cấu lại sang liên doanh, cổ phần hay công ty mẹ - công ty con. Quá trình này đang được đẩy nhanh trong những năm gần đây nhất là sự chuyển đổi sang cổ phần của Bảo Việt và Bảo Minh... Các công ty trong nước cũng nỗ lực lớn trong việc điều chỉnh phương thức quản lý đào tạo, ứng dụng công nghệ và mở rộng mạng lưới. 

Cạnh trạnh đã không làm DN bảo hiểm trong nước yếu đi mà đang mạnh lên cùng với sự mở rộng thị trường. Hội nhập được xem là đến khá sớm với dịch vụ bảo hiểm nhưng các DN cũng nhanh chóng thích ứng. Điều này khiến cho chúng ta tự tin hơn và nội lực của DN trước những tác động từ việc gia nhập WTO.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,