,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
862700
Miễn thuế lãi tiền gửi: thiên vị người giàu?
1
Article
null
,

Miễn thuế lãi tiền gửi: thiên vị người giàu?

Cập nhật lúc 03:45, Thứ Sáu, 10/11/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Thuế luôn luôn là chủ đề nhạy cảm trong công luận, nhất là thuế đánh lên thu nhập cá nhân. Để tránh những dư luận vội vàng dựa trên cảm tính, bài viết này đưa ra một số phân tích để thấy những ưu điểm của chính sách đánh thuế tiền lãi gửi tiết kiệm.

Soạn: HA 951097 gửi đến 996 để nhận ảnh này

ảnh minh họa: howstuffworks.com

Một số tính toán cụ thể

Hãy bắt đầu bằng một người độc thân có 1 tỉ đồng gửi ngân hàng với lãi suất 6% /năm. Số tiền lãi nhận được là 60 triệu/năm hay 5 triệu/tháng. Với đề xuất thuế hiện tại, số thuế anh ta phải nộp là 0!

Nếu số tiền gửi tăng lên 1,2 tỉ đồng, mỗi tháng tiền lãi là 6 triệu đồng. Nhưng 5 triệu đầu tiên không phải chịu thuế. Còn 1 triệu tiếp theo, anh ta chỉ nộp thuế 50 ngàn mỗi tháng. Đó có phải vấn đề lớn đối với một người có 1,2 tỉ đồng để dành?

Kết luận thứ nhất: thuế đánh lên lãi tiết kiệm không tác động lớn đến người gửi tiền.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng cần thu hút tiền gửi, có thể ngân hàng sẽ tăng lãi suất để “gánh” thuế hộ người gửi. Giả định lãi suất ban đầu là 6%/năm, số tiền gửi 1,2 tỉ sẽ cho tiền lãi 72 triệu và thuế 600 ngàn mỗi năm. Nếu ngân hàng gánh số thuế này, ngân hàng sẽ phải chi ra 72,6 triệu hay 6,03%. Tăng từ 6% lên 6,03% có phải vấn đề lớn cho ngân hàng? Ngay cả khi ngân hàng chuyển một phần mức này cho doanh nghiệp đi vay, tăng thêm 0,03% lãi suất cũng không phải vấn đề quá lớn.

Kết luận thứ hai: thuế đánh lên lãi tiết kiệm không tác động lớn đến ngân hàng.

Ví dụ dưới đây cho thấy số tiền thuế phải đóng mỗi tháng tương ứng với số tiền gửi ngân hàng. Cột cuối cùng là lãi ngân hàng phải trả trong trường hợp ngân hàng "gánh" toàn bộ thuế hộ người gửi.

Số tiền gửi tiết kiệm (tỉ đồng)

Tiền lãi mỗi tháng (triệu đồng) Khoản  phải chịu thuế (đã trừ 5 triệu đầu tiên)

Số thuế đóng mỗi tháng (ngàn đồng)

Lãi suất huy động nếu không thuế

Lãi suất nếu ngân hàng "gánh" thuế

 1,0

5 0

              0   

6%

6.00%

 1,2

6 1

       50

6%

6.05%

 1,4

7 2

     100

6%

6.09%

 1,6

8 3

     150

6%

6.11%

 1,8

9 4

     200

6%

6.13%

 2,0

10 5

     250

6%

6.15%

 2,2

11 6

     300

6%

6.16%

 2,4

12 7

     350

6%

6.18%

 2,6

13 8

     400

6%

6.18%

 2,8

14 9

     450

6%

6.19%

 3,0

15 10

     500

6%

6.20%

Xét các nguyên tắc thuế

Cơ quan thiết kế chính sách thuế luôn luôn phải cân bằng giữa các mục tiêu. Hãy xem sắc thuế đánh lên tiền gửi ngân hàng từ một vài nguyên tắc.

Công bằng xã hội: Một người gắng sức học hành, rồi vắt kiệt sức làm việc để có lương 10 triệu đồng mỗi tháng, cô ta phải đóng thuế 250 ngàn đồng/tháng. Một anh chàng nhà giàu được thừa hưởng gia tài và gửi 2 tỉ đồng vào ngân hàng. Hàng ngày anh cứ rong chơi mà cuối tháng vẫn có 10 triệu đồng. Hai người cùng được hưởng các dịch vụ miễn phí hoặc trợ giá của chính phủ: an ninh, y tế, giáo dục… nhưng anh nhà giàu không phải đóng thuế. Đó có phải công bằng xã hội?

Khả năng hành thu: rất nhiều người đang lo cho luật thuế đến năm 2009. Không dễ kiểm soát sổ sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ hay lao động tự do. Cơ quan thuế không đủ người và kinh nghiệm để phát hiện các thủ thuật “lách thuế”. Chi phí thu thuế không phải là nhỏ.

Nhưng với ngân hàng thì khác. Với qui mô lớn, họ có hệ thống sổ sách chặt chẽ, và thường không có động lực để trốn thuế. Ngành thuế sẽ rất dễ dàng yêu cầu các ngân hàng khấu trừ thuế khi trả lãi cho khách hàng (giống như các cơ quan vẫn đang khấu trừ thuế khi trả lương). Việc thu thuế quá đơn giản và không tốn kém.

Tính ổn định: Thuế nhập khẩu vẫn biến động theo các cam kết quốc tế. Nguồn thu từ dầu mỏ luôn biến động theo giá thế giới. Nông nghiệp thường biến động theo thời tiết và thiên tai. Nhưng tổng tiền gửi ngân hàng thường ít biến động. Vì vậy, thuế từ lãi vay sẽ là một nguồn thu khá ổn định cho chính phủ.

Khả năng chịu thuế: Chẳng có mấy người nghèo có đến vài tỉ để dành, chưa kể khi tính thuế còn các dạng chiết trừ gia cảnh. Còn với người khá giả, như đã thấy ở trên, có 1,2 tỉ đồng gửi ngân hàng thì mức thuế 50 ngàn đồng mỗi tháng không phải là quá khả năng. Chưa kể là ngân hàng sẽ gánh hộ một phần hay hầu hết số thuế đó. Đây cũng là tính trung lập của sắc thuế này: ít có khả năng thuế buộc người ta chuyển tiền tiết kiệm sang dạng khác.

Bảo đảm ngân sách: khi chúng ta gia nhập WTO, thuế nhập khẩu sẽ giảm dần xuống. Tất nhiên điều đó làm cho hàng hóa trên thị trường rẻ đi, nhưng thu ngân sách sẽ giảm. Sẽ phải có những khoản thu khác để bảo đảm chi cho giáo dục, y tế, cầu đường, quốc phòng…

Hiện nay thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ chiếm khoảng 56% thu ngân sách. Con số này ở hầu hết các nước châu Á là 25%-30%. Còn ở Việt Nam, con số này suốt 17 năm qua chỉ quanh quẩn ở 2%. Hội nhập với thế giới, chúng ta có giữ mãi cơ cấu quá “khác biệt” với thế giới?

Người viết bài này vẫn tin tưởng sắc thuế trên sẽ được thông qua. Các nước đều đánh thuế lên tiền lãi gửi ngân hàng. Có chăng, đôi khi miễn thuế lên lãi từ trái phiếu chính phủ. Hãy hình dung nếu không áp dụng thuế này: đối xử không công bằng giàu nghèo sẽ tạo ra bất bình xã hội. Chính phủ sẽ phải tìm các nguồn khác để thu mà chi phí thu có khi cao không kém số tiền thu được.

Một giải pháp khác để có nguồn thu: vay nước ngoài. Ai sẽ trả nợ? Đó chính là thế hệ con cháu chúng ta.

  • Bùi Văn

 

Luật thuế thu nhập cá nhân: Vẫn chỉ là tập dượt
Luật Thuế thu nhập cá nhân: Hết tranh cãi mới trình QH?
Chưa nên đánh thuế thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm
Bộ trưởng Tài chính: "Mức thuế thu nhập rất nhẹ"
Thay đổi quan điểm tính thuế Thu nhập cá nhân
Năm 2006, sẽ thu 5.200 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân
 

Ý kiến của bạn: có nên miễn thuế cho tiền lãi ngân hàng?

,
,