>>> Công trình đắp chiếu - khác chứng đồng bệnh
>>> "Chết đứng" vì... giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng chậm là nguyên nhân chính làm cho các công trình xây dựng bị chậm tiến độ và gây lãng phí, chưa kể những phát sinh về chi phí gây tai tiếng trong xã hội.
Hai dự án điển hình đã được VietNamNet nêu ra. Thứ nhất là cầu Bình Triệu 2 tuy hoàn thành cầu vào ngày 30/4/2003 nhưng phải đắp chiếu nằm không suốt 4 tháng, đến ngày 31/8/2003 mới thông xe được. Chi phí phát sinh trong giải phóng mặt bằng cũng làm đội giá công trình và gây biết bao rắc rối trong việc quyết toán và thu hồi vốn đầu tư.
Trường hợp thứ hai mới ngay hôm qua. Cầu Thanh Trì tại Hà Nội đã được nhà thầu hoàn thành ngày 28/11/2006, nhưng đến ngày 2/2/2007 mới thông xe được, và để thông xe đã phải chi thêm 15 tỉ đồng để xây đường dẫn tạm trong khi đường dẫn chính vẫn chưa hoàn thành. Lý do chậm trễ đường dẫn được nêu ra là chậm trễ trong việc chọn nhà thầu, chậm trễ duyệt phương án phân luồng xe, và một lý do lớn là khâu giải phóng mặt bằng.
Đối với cầu Thanh Trì, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã phải yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc giải phóng mặt bằng.
Bộ Công nghiệp đã thống kê, trong năm 2005 tất cả 7 dự án dự án trọng điểm nhóm A trên địa bàn Hà Nội đều bị chậm với một lý do: giải phóng mặt bằng. Đó là các dự án: cầu Vĩnh Tuy; cầu Nhật Tân; đường 5 kéo dài; nhà máy nước sạch sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng giai đoạn I; tuyến xe điện; phát triển giao thông đô thị; khu công nghệ Hà Nội.
Quyết định của TP. HCM có lẽ là một đột phá mới trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng chậm trễ và lãng phí tại các công trình.
Các chương trình trọng điểm của ngành Giao thông Công chính TP. HCM năm 2007 |
(TTXVN) |
- Bùi Văn
Ý kiến của bạn đọc: liệu có giải pháp cho câu chuyện giải phóng mặt bằng?