221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
897240
Tivi LCD chỉ còn 5 triệu đồng/chiếc vào cuối năm 2007
1
Article
null
Tivi LCD chỉ còn 5 triệu đồng/chiếc vào cuối năm 2007
,

(VietNamNet) - Theo ông Phạm Thành Trí - Tổng Giám đốc Công ty Thắng Lợi Việt Nam, giá bộ linh kiện tivi LCD đang giảm rất mạnh. Mức giảm hiện nay vào khoảng 3%/tuần, tương đương 12%/tháng.

Giá giảm không phanh

Hiện Panel tivi LCD (màn hình tinh thể lỏng) loại 32 inch chất lượng cao (A+) nhập khẩu giá chỉ còn 310 USD, cộng với các linh kiện còn lại gồm vỏ nhựa (mặt trước và mặt sau), bo mạch, nguồn và điều khiển, giá 150 USD nữa, tổng cộng có 460 USD. Loại 20 inch giá panel chỉ còn 150 USD và các phần còn lại 80 USD, tổng giá là 230 USD.

Lý do giảm giá được giải thích là do sản xuất tivi LCD hiện đã đạt đến quy mô lớn, công nghệ sản xuất được nâng cao, tỷ lệ hư hỏng ít nên giá giảm rất mạnh. Theo dự báo của ông Trí đến tháng 8/2007, giá ti vi LCD bán ra trên thị trường Việt Nam loại 20 inch chỉ còn 5 triệu đồng/chiếc và ti vi LCD loại 32 inch còn 10 triệu đồng/chiếc.

Có một thực tế là giá bộ linh kiện LCD nhập khẩu hiện rất rẻ, về đến Việt Nam cộng thêm tối đa là 30% nữa các chi phí như lắp ráp, vận tải, thuế và hoa hồng... sẽ thành giá bán, nhưng sao giá tivi LCD trên thị trường vẫn còn khá cao?

Soạn: HA 1029395 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tivi LCD  sẽ còn giảm giá mạnh trong thời gian tới.(Ảnh: Trần Thuỷ)

Hiện giá ti vi LCD rẻ nhất thuộc về các sản phẩm của công ty Thắng Lợi với thương hiệu VVC. Chiếc tivi LCD loại 32 inch giá khoảng 12.900.000 đồng, loại 20 inch giá 7 triệu đồng, trong khi với  sản phẩm của các hãng khác như Samsung, LG, Sony...  vẫn giữ một khoảng chênh lệch lớn. Giá ti vi LCD 32 inch loại thấp nhất của Samsung đang bán là 17,5 triệu đồng. Thậm chí với  Sony có những loại tivi LCD 32 inch giá vẫn ở mức 36 triệu đồng (mặc dù đã từng giảm giá từ 1 đến 2 lần trong thời gian qua).

Tương phản động - Tương phản tĩnh và giá của ti vi

Giải thích về vấn đề này, ông Trí cho biết đó chỉ là chuyện của giá trị thương hiệu mà thôi, còn chất lượng sản phẩm thì không có những chênh lệch lớn.

Theo ông Trí, hiện trên thế giới chỉ có  một số nhà sản xuất Panel tivi LCD là liên doanh LG- Philip, Samsung CMO, AUO, CPT (Đài Loan), Sony... Tất cả các doanh nghiệp lắp ráp tivi LCD trên thế giới đều mua Panel của các nhà sản xuất này. Chất lượng Panel thường được chia ra làm các loại như tốt nhất (A+), tốt nhì (A-)... cho nên chất lượng bên trong sản phẩm gần như không chênh lệch nhau là bao nhiêu và giá xuất xưởng của các loại Panel cũng gần như nhau. Vì vậy các loại ti vi LCD chỉ khác nhau về kiểu dáng thiết kế bên ngoài và thương hiệu là chính.

Nếu so sánh thương hiệu thì VVC không thể bằng với các đại gia như Samsung hay Sony... được, nhưng theo ông Trí, chất lượng tivi LCD của nhiều "đại gia" trên thị trường Việt Nam còn không bằng VVC bởi họ chỉ nhập bộ linh kiện loại A- trong khi của VVC loại A+.

Theo ông Trí căn cứ mà nhiều người tiêu dùng quan tâm khi mua tivi LCD hiện nay là tỷ lệ tương phản. Thường người ta nghĩ tỷ lệ tương phản càng cao thì giá càng đắt. Nhưng không mấy người biết là có tương phản tĩnh và tương phản động. Hiện nay tất cả các ti vi LCD đều có tỷ lệ tương phản tĩnh đạt từ 1200:1 đến 1600:1, tức là với độ tương phản tĩnh thì tất cả mọi điểm trên tivi này đều đạt được con số như trên. Còn  tương phản động thì ở các mức 3000:1; 5000:1; 7000:1... nhưng tương phản động thì chỉ có một số điểm trên màn hình đạt được tỷ lệ trên chứ không phải tất cả như tương phản tĩnh.

Rất nhiều sản phẩm tivi bán trên thị trường hiện nay chỉ ghi tỷ lệ tương phản mà chủ yếu là tương phản động và người tiêu dùng thì cứ chạy theo những con số này để trả tiền và nghĩ là nó hiện đại hơn.

Ti vi laser - công nghệ của tương lai gần?

Vào cuối năm 2006 khi thị trường điện tử trầm lắng, một vài doanh nghiệp cho rằng là do tâm lý của người tiêu dùng chờ đợi khi Việt Nam gia nhập WTO giá các sản phẩm điện tử sẽ giảm. Khi Việt Nam gia nhập WTO, họ đã gửi đi những thông tin khẳng định rằng giá các sản phẩm điện tử không thể giảm hơn được nữa.

Dựa trên mức thuế suất thuế nhập khẩu với các sản phẩm điện tử mà Việt Nam cam kết khi giá nhập WTO, họ đã đưa ra các phân tích. Chẳng hạn với mặt hàng ti vi nhập khẩu thuế suất trước khi gia nhập WTO là 40% thì nay cam kết vẫn giữ mức 40% trong khi đó thuế suất nhập khẩu trong khu vực AFTA (với Form D) là 5%. Và cuối cùng khẳng định với những mức thuế như trên thì giá các sản phẩm điện tử không có chuyện giảm, bởi nó đã giảm hết mức rồi.

Nhưng thuế chỉ là 1 trong những yếu tố tác động đến giá chứ không phải tất cả. Vậy mà người ta chỉ dựa trên thuế để phân tích và khẳng định. Nếu chỉ căn cứ vào thuế thì các doanh nghiệp điện tử giải thích như thế nào về hiện tượng tivi LCD đang giảm giá liên tục thời gian qua cũng như sắp tới?

Chính sự tác động của quy mô thị trường và quá trình nâng cao công nghệ đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí trong sản xuất và làm cho giá tivi LCD giảm.

Theo dự báo thời gian tới không chỉ tivi LCD, Plasma mà kể cả tivi CRT cũng phải giảm giá (mặc dù loại ti vi CRT đã có giá giảm tối đa không thể giảm hơn được nữa). Phân tích về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển điện tử tin học (Hà Nội), cho biết, khi tivi LCD loại 20 inch giảm giá xuống mức 5 triệu đồng thì nó tác động rất mạnh đến thị trường. Khi đó người ta chủ yếu sẽ chuyển sang dùng LCD và những chiếc tivi CRT 21 inch có giá bán 2,5 triệu đồng sẽ rất khó bán bởi đây là sản phẩm đã lạc mốt. Để thu hút khách, tiêu thụ được hàng, chỉ còn cách đại hạ giá, kể cả giá bán thấp hơn giá thành cũng phải chịu còn hơn để hàng tồn kho, vì thế thị trường tivi sẽ bước vào giai đoạn giảm giá mới và tivi CRT sẽ nhanh chóng biến mất.

Một số dự báo còn cho biết tivi LCD, PLasma cũng không phải là công nghệ của tương lai. Nó sẽ dần biến mất khi 2008 tivi Laser xuất hiện và sản xuất đạt quy mô lớn.

  • Trần Thuỷ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,