221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
933360
DaimlerChrysler và bài học 25,7 tỉ USD
1
Article
null
DaimlerChrysler và bài học 25,7 tỉ USD
,

(VietNamNet) - Vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá đầy đủ vụ hãng xe hơi hàng đầu của Đức phải bán lại Chrysler cho quỹ đầu tư Cerberus, nhưng khoản học phí cho bài học nốc-ao quả là không nhỏ.

Ông Chủ tịch hãng Dieter Zetsche bên chiếc xe Chrysler: bài học 25,7 tỉ USD (ảnh: Spiegel)
Ông Dieter Zetsche bên chiếc xe Chrysler: bài học 25,7 tỉ USD (ảnh: Spiegel)

Bài học sáp nhập kéo dài 9 năm, kể từ khi hãng Daimler-Benz dưới thời của Tổng Giám đốc Jürgen Schrempp chi ra 27 tỉ Euro để mua lại hãng Chrysler đang thua lỗ của Mỹ.

Vị Tổng Giám đốc kế tiếp, ông Dieter Zetsche, cũng phải trả thêm 680 triệu USD giải quyết các khoản nợ của Chrysler, để thuyết phục nhà đầu tư Cerebrus mua quyền kiểm soát Chrysler. Kể từ nay công ty DaimlerChrysler sẽ chỉ còn mang tên Daimler AG, sẽ chỉ còn 19,9% cổ phần trong Chrysler và sẽ rút hoàn toàn khỏi việc tham gia điều hành Chrysler.

Nếu tạm bỏ qua những khoản thua thiệt trên thị trường chứng khoán và chấp nhận tuyên bố của Ban Giám đốc là Chrysler đã mang lại cho công ty 11 tỉ USD lợi nhuận trước thuế trong 9 năm qua, thì Daimler cũng đã nghèo đi 25.7 tỉ USD so với thời điểm trước khi mua Chrysler.

Khoản học phí 25.7 tỉ USD chỉ để học bốn bài học căn bản trong kinh doanh (1) việc hợp lực công ty không phải bao giờ cũng có kết quả tích cực; (2) công nghệ đắt tiền của Daimler vẫn đắt tiền, dù được lắp đặt vào xe rẻ tiền; (3) mua một thương hiệu không chắc là con đường tiến lên; (4) hòa trộn văn hóa công ty đôi khi cũng khó hòa dầu vào nước.

Daimler trở lại điểm xuất phát

Đến nay Daimler có thể trở lại với những lợi thế căn bản của mình: sản xuất những xe đắt tiền công nghệ cao. Lãnh đạo công ty sẽ không còn phải đau đầu với thị trường phổ thông ở Mỹ. Một chuyên gia về ngành xe hơi, ông Ferdinand Dudenhöffer nói "Đây là một cơ hội lớn để Daimler có một khởi đầu lại, để một lần nữa chứng minh là mình biết sản xuất xe hơi!”

Đối thủ của Daimler, công ty BMW, đã cho thấy một kết cục thảm hại có thể bắt đầu cho một thành công mới. Khi BMW phải bán đi bộ phận thua lỗ của mình là Rover (ở Anh), công ty đã bị lỗ nhiều tỉ USD. Nhưng sau đó BMW đã có những bước nhảy vọt để đến nay đứng đầu danh sách các nhà sản xuất xe đắt tiền, vượt qua thương hiệu chính của Daimler là Mercedes.

Thời gian sẽ trả lời: liệu Daimler có thể lấy lại vị trí của mình trong ngành xe hơi. Ba đối thủ lớn của họ là BMW với thương hiệu và công nghệ tuyệt vời, là chi nhánh Audi của hãng Volkswagen đã gia nhập hàng ngũ xe đẳng cấp cao, và chi nhánh Lexus của Toyota đã thành công trên toàn thế giới.

Kể cả các chủ bài của mỗi đối thủ cũng đã thay đổi. Mercedes không còn ngự trị ở đỉnh cao công nghệ, chỉ nhỉnh hơn chút ít về tính năng an toàn. BMW và Volkswagen đã vượt lên hàng đầu về tiết kiệm nhiên liệu. Toyota đang thống lĩnh thị trường xe phối hợp nhiều loại nhiên liệu.

Thêm áp lực từ Volkswagen

Thương hiệu Mercedes cũng còn quá nhiều điều phải làm về hạ giá thành và cải thiện quản lý chất lượng. Trong khi BMW và Porsche đã thành công trong việc thuê ngoài để giảm giá thành, thì Mercedes vẫn cố tự mình làm mọi thứ.

Volkswagen cũng đã đưa ra một áp lực khó giải cho các đối thủ. Chủ tịch và Tổng Giám đốc đã cùng nhau thành công trong việc đồng bộ hóa công nghệ trong công ty để cắt giảm triệt để giá thành, để tất cả mọi sản phẩm của Volkswagen dùng chung các linh kiện thống nhất. Trong khi đó, hai đời Tổng Giám đốc của DaimlerChrysler còn đang bận rộn với việc định vị sản phẩm cho các phân khúc thị trường đắt rẻ.

Ngay cả trong thị trường xe tải nặng, nơi Mercedes vẫn là một trong những đại gia hàng đầu, thì Volkswagen đang liên minh chi nhánh xe tải của mình với Scania và MAN để giành thị phần. Nếu vì thiếu tiền mà Daimler bị thất thế trên mặt trận này, bài học nhiều tỉ USD có thể sẽ còn đắt hơn nữa.

Thị trường chứng khoán là một ban giám khảo chấm điểm mỗi hành động của công ty. Trong khi Daimler đang thương lượng bán Chrysler, cổ phiếu của công ty đã nhảy lên nhóm giao dịch nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Đức (DAX), và giá cổ phiếu đã tăng thêm 3%. Các chuyên gia của Goldman Sachs xếp hạng cổ phiếu Daimler vào danh sách “mua mạnh”.

Một số mốc thời gian của bài học

7/5/1998: Công bố sáp nhập Daimler-Benz và Chrysler, vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử, tính đến thời điểm đó. DaimlerChrysler trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn thứ ba thế giới.

17/11/2000: Do thua lỗ liên tục, Tổng Giám đốc Chrysler bị sa thải. Tổng Giám đốc mới tuyên bố cắt giảm 30.000 việc làm.

Tháng 2/2002: Chrysler tiếp tục thua lỗ và ảnh hưởng mạnh đến DaimlerChrysler. Năm 2000 DaimlerChrysler lãi 7,8 tỉ Euro, nhưng năm 2001 lỗ 662 triệu Euro.

Tháng 2/2005: Chrysler công bố lợi nhuận 1,4 tỉ Euro năm 2004, nhưng lợi nhuận của Mercedes-Benz giảm mất một nửa.

28/7/2005: Tổng Giám đốc DaimlerChrysler từ chức, ám chỉ sự thua lỗ tại Chrysler và một chi nhánh trước đó là Mitsubishi.

1/1/2006: DaimlerChrysler có Tổng Giám đốc mới, ông tuyên bố cắt giảm 8.500 việc làm.

Tháng 9/2006: DaimlerChrysler chính thức công bố lý do thua lỗ là do Chrysler. Trong quý 3/2006, công ty lỗ 1,2 tỉ Euro.

14/2/2007: DaimlerChrysler công bố thêm một chương trình tái cấu trúc chi nhánh ở Mỹ, với việc cắt giảm 13.000 việc làm trong khoảng 2007-2008.

4/4/2007: Chủ tịch của DaimlerChrysler công bố đang thương lượng để bán Chrysler cho quỹ đầu tư Blackstone, Cerberus, hoặc công ty Magna chuyên sản xuất phụ tùng xe.

5/4/2007: Tỷ phú Kirk Kerkorian chào giá 4.5 để mua Chrysler. Ông là một trong những cổ đông lớn của Chrysler vào thời điểm Daimler mua lại năm 1998. Sau vụ sáp nhập hồi đó, ông đã kiện vì bị ép ra khỏi công ty.

18/4/2007: Giám đốc của Chrysler, ông Tom LaSorda cho biết ông hy vọng DaimlerChrysler sẽ không bán công ty. Một số dấu hiệu cho thấy Daimler cũng muốn giữ lại.

14/5/2007: Quỹ đầu tư Cerberus thắng cuộc trong cuộc chạy đua. Với giá 5,5 tỉ Euros, họ giành 80,1% cổ phần kiểm soát của Chrysler.

 BV (theo Spiegel)  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,