221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
939384
Biết rõ nước tương có độc tố cao mà vẫn làm!
1
Article
null
Biết rõ nước tương có độc tố cao mà vẫn làm!
,

(VietNamNet) - Sáng 30/5, Sở Y tế TP.HCM có buổi làm việc với các DN sản xuất nước tương đã kiểm tra trong sản phẩm có độc tố. Sở khẳng định nhà sản xuất đã thiếu trách nhiệm đối với sức khỏe người tiêu dùng và buộc phải thu hồi bằng được sản phẩm. Nhà sản xuất cho rằng yêu cầu nước tương phải đạt độ đạm 10oN thì sẽ không loại trừ được 3-MCPD.

>> Tôi sẽ kiện Sở Y tế TP.HCM và nhà SX "tương độc"

Công nghệ mới: Thị trường không chấp nhận

’’’’’’’’’’"Chúng’’’’’’’’’

"Chúng tôi đi đầu, chúng tôi chịu thiệt" - Bà Kim Cương, cơ sở Nosafood.

Bà Kim Cương, cơ sở sản xuất nước tương Nosafood, đơn vị có sản phẩm có hàm lượng 3-MCPD cao nhất với trên 4.000mg/kg trong đợt kiểm tra vừa rồi, cho biết: Từ quý III/2005, Nosafood đã sản xuất đưa ra thị trường sản phẩm nước tương đạt chuẩn 3-MCPD theo quy định của Bộ Y tế. Thế nhưng chỉ 2 tháng sau đó, sản phẩm của Nosafood bị đại lý trả về vì lý do giá tiền cao, lại có mùi hắc, vị gắt, người tiêu dùng không sử dụng. 

“Chúng tôi là người đi đầu, nhưng lại bị thiệt hại vì ôm thất bại” - bà Kim Cương nói.

Nam Dương cũng trong tình huống tương tự. Công nghệ sản xuất nước tương sạch của Nam Dương do SaigonCoop đầu tư 1 tỷ đồng cho nhóm các nhà khoa học mà giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đứng đầu, nghiên cứu rồi chuyển giao công nghệ. Nhưng sản phẩm của Nam Dương cũng chung số phận như Nosafood, đã bị dội về từ thị trường.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Viện phó Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cho biết, công nghệ sản xuất nước tương sạch thời gian qua đã có nhiều cơ sở áp dụng như Mêkông, Nam Dương, Lam Thuận, Nosafood... 

Nhưng rồi cũng chính những cơ sở này lại có hàm lượng 3-MCPD cao nhất nhì trong đợt phát hiện vừa qua. 

Điều đó cho thấy quy trình công nghệ sản xuất nước tương sạch (nếu có) đã bị thất bại, và các cơ sở này biết chắc trong nước tương của mình có độc tố 3-MCPD khi quay trở lại dùng phương pháp thủy phân truyền thống.

’’’’’’’’’’"Nam’’’’’’’’’

"Nam Dương: "Hãy giúp chúng tôi!"

Nhưng cũng có cơ sở như Tâm Ký hoàn toàn không hiểu tại sao sản phẩm của họ có 3-MCPD, bởi không dùng đến axít để thủy phân. Cơ chế quan trọng nhất tạo ra 3-MCPD là các ion Clo phản ứng với axít béo trong quá trình thủy phân bánh dầu đậu nành, đậu phộng (lạc). Tâm ký không dùng đến HCl để thủy phân bánh nhưng phân tử Clo trong muối (NaCl) cũng có thể tác dụng với dầu làm nảy dinh chất độc tố. 

Nosafood và Nam Dương đã quay trở về sản xuất theo công nghệ cũ. Tức quy trình công nghệ mới 1 tỷ đồng đã không được thị trường chấp nhận.

Vòng luẩn quẩn 3-MCPD - độ đạm ghi nhãn

Theo các nhà sản xuất và các nhà khoa học, độ đạm trong nước tương càng cao thì 3-MCPD sản sinh ra càng nhiều. Theo quy định hiện tại, độ đạm tối thiểu trong nước tương là 10oN.

Bà Kim Cương Nosafood, nói rằng vừa phải đảm bảo độ đạm, vừa phải đạt quy định về 3-MCPD là một khó khăn cho người sản xuất. “Các sản phẩm Chinsu, Magi xin phép Bộ Y tế nên không ghi hàm lượng đạm trên nhãn. Còn các sản phẩm khác phải vừa đảm bảo lượng đạm, vừa đảm bảo tỷ lệ 3-MCPD phải thấp, là điều rất khó khăn”. Bà Kim Cương đề nghị cơ quan quản lý bỏ quy định ghi độ đạm như trên nhãn như Chinsu, Magi.

Tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, không đồng tình: “Tiêu chuẩn đã được duyệt, nên không cần bàn "ngon ngọt béo" ở đây. Tôi biết có đơn vị pha loãng chỉ còn 2-3 độ đạm. Nếu loãng như vậy, có thể so với tiêu chuẩn hàng giả”.

Ngay lập tức, ý kiến của ông Viện phó bị các nhà sản xuất nước tương phản đối. Ông Trang Tỷ, chủ cơ sở Hậu Sanh với nhãn nước tương có hình con gấu, sau khi xin lỗi khách hàng cả nước, cũng đề nghị xóa bỏ quy định về độ đạm: “Nước ngoài không ghi độ đạm, sản phẩm nhập vào Việt Nam cũng không ghi, sao lại buộc cơ sở trong nước phải ghi?”.

’Viện

Quang cảnh buổi làm việc ngày 30/5

Ông Trang Tỷ nói tiếp: “Thưa quý vị, nếu chỉ 2-3 độ đạm, người tiêu dùng sẽ không sử dụng đâu. Chúng tôi chỉ muốn làm hạ độ đạm để giữ mùi vị, lại vừa khống chế được 3-MCPD mà thôi”.

Bức xúc nhất là ông Tâm, chủ cơ sở xì dầu Mêkông. Ông Tâm cho rằng, tương chỉ là món gia vị, ăn tương không phải là để bổ sung đạm. Nếu đặt mục đích là giảm 3-MCPD thì quy định về độ đạm nước tương không còn phù hợp nữa. 

Theo ông Tâm, vấn đề đặt ra đã quá lâu, có thể nay đã lạc hậu. Khống chế 3-MCPD thì sẽ không đạt độ đạm, đảm bảo độ đạm thì 3-MCPD tăng cao. Đó là cái vòng luẩn quẩn, là mấu chốt cốt tử để giải quyết vấn đề.

Trăn trở đi tìm công nghệ

’Viện
Ông Nguyễn Xuân Mai (người đứng): "Nếu pha loãng, có thể so với tiêu chuẩn hàng giả".
Bà Lan Anh, Chủ nhiệm CLB Nước chấm TP.HCM và cũng là cơ sở sản xuất nước tương Thuận Phát, cho biết: Những ngày qua các nhà SX nước tương rất rầu rĩ, và chỉ cầu mong một điều là làm sao mau mau tìm cho được một công nghệ thay thế, để vừa có sản phẩm sạch, vừa đảm bảo khẩu vị người tiêu dùng. Bản thân Thuận Phát từ nhiều năm qua đã chấp nhận làm nước tương lên men vi sinh với mùi hắc và vị gắt. 

Mới đây nhất, Thuận Phát đã chế biến được nước tương nhãn hiệu Chu Wang lên men có mùi vị gần giống nước tương dùng phổ biến hiện nay. Tuy thế, với cương vị chủ nhiệm CLB, bà Lan Anh cũng đã cùng với các nhà sản xuất tìm kiếm khắp nơi. Mới đây nhất, bà đã đàm phán với các nhà khoa học Malaysia mua công nghệ mấy trăm ngàn USD. Nhưng các nhà khoa học Malaysia không bán mà lại đòi hợp tác sản xuất với Thuận Phát. Bà Lan Anh lại không chấp nhận, vì CLB cần mua để chuyển giao công nghệ cho cộng đồng sản xuất nước tương chứ không độc quyền.

Chủ nhiệm CLB nước chấm cho biết, Mêkông là thành viên CLB, có những trăn trở rất nhiều về đi tìm kiếm, chuyển đổi công nghệ. Từ nhiều năm qua, Mêkông đã rất quan tâm, trăn trở việc tìm kiếm một công nghệ nước tương sạch. Hiện tại Mêkông đang làm việc với các nhà khoa học người Nhật để mua công nghệ của họ, nhưng chưa kết thúc.

Sở Y tế: “Nhà sản xuất đã thiếu trách nhiệm!”

Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói: “Sở Y tế thực sự không hài lòng là các cơ sở sản thiếu trách nhiệm thực thi quyết định của thanh tra về việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm. Ông nói rằng, Sở Y tế thực sự không hài lòng khi có cơ sở thông báo hàng đã bán hết hoặc hàng đã bán ra không thể thu về. Thông báo như vậy là thiếu trách nhiệm đối với sức khỏe người tiêu dùng”.

“Không thể nói là hàng đã bán ra không thu về được. Biết là có khó khăn, nhưng doanh nghiệp đã có hệ thống phân phối thì phải có hệ thống thu hồi”, ông Giang nói.

Phó giám đốc Sở yêu cầu các cơ sở phải ra thông báo rõ lô hàng nào hiện nay đang phải thu gom, để người tiêu dùng biết không sử dụng. Từ thứ Hai tới, Thanh tra Sở sẽ làm việc với các cơ sở, kiểm tra toàn bộ chứng từ sản xuất, xuất bán, tồn kho, lượng thu gom và tiêu hủy.

Ông Giang khẳng định: "Nếu thời gian tới có phát hiện trên thị trường còn sản phẩm lưu hành, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn!".

Ông Trang Tỷ: "Chúng tôi muốn hạ độ đạm để khống chế 3-MCPD".

Phó giám đốc Sở Y tế yêu cầu các cơ sở sản xuất phải thể hiện trách nhiệm bằng cách thời gian tới phải kiểm tra 3-MCPD trên toàn bộ các mặt hàng. Từ nay đến trước 10/6, phải nộp tất cả các báo cáo kiểm định trong thời gian 6 tháng trở lại. Cơ sở nào không nộp báo cáo kiểm định, sẽ không được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất.

Sở Y tế yêu cầu trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất phải đăng ký để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Đến 30/6, nếu cơ sở không thực hiện, sẽ không được công nhận.

Để được cấp GCN này, các cơ sở phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh về nhà xưởng, thiết bị sản xuất, sức khỏe người lao động. Chủ cơ sở phải qua lớp huấn luyện về VSATTP.

  • Đặng Vỹ
     Ý kiến của bạn?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,