221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
940564
Ý kiến các ngân hàng về khống chế cho vay chứng khoán
1
Article
null
Ý kiến các ngân hàng về khống chế cho vay chứng khoán
,

Ngay sau khi có Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư kinh doanh và cầm cố chứng khoán (CK) ở mức dưới 3%, nhiều ngân hàng đã có những phản ứng khác nhau nhưng xu hướng chung là không đồng tình với tỷ lệ này.

>>> Khống chế cho vay chứng khoán ở mức 3%

Theo các ngân hàng, hạn mức cho vay chứng khoán dưới 3% là không hợp lý (ảnh: LAD)

Theo các ngân hàng, hạn mức cho vay chứng khoán dưới 3% là không hợp lý (ảnh minh họa: LAD)

Phản ứng không đồng tình của các ngân hàng dựa trên các lập luận: Tỉ lệ 3% là quá thấp và không có cơ sở; thời hạn thi hành trong vòng 15 ngày là quá gấp; và sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán (TTCK).

Theo ông Trịnh Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBank), kiểm soát cho vay đầu tư kinh doanh CK là cần thiết, nhưng nếu khống chế ở mức dưới 3% là quá thấp!

"Tôi không biết cơ sở đâu để NHNN đưa ra tỷ lệ 3%. Có thể là họ lấy tổng dư nợ cho vay CK của toàn ngành ngân hàng chia cho tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Thế nhưng, thực tế là các ngân hàng quốc doanh thì lại chiếm dư nợ lớn, trong khi dư nợ cho vay CK lại phần lớn là ở hết các ngân hàng cổ phần", ông Bình nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Công Khoa, Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Hà Nội cho rằng, quyết định này của NHNN nặng tính cảnh báo nhiều hơn. "Mục đích cho vay chứng khoán ít khi thể hiện mà nó thể hiện thông qua các loại cho vay khác. Cái này mới là đáng lo hơn. Nhưng bản thân chính các ngân hàng cũng "ngại" phải đối diện với mục đích cho vay CK nên dễ chấp nhận hơn với các mục đích cho vay khác không phải là CK. Và như vậy, không chỉ riêng các ngân hàng thương mại mà NHNN nếu muốn, cũng không thể nắm được con số này", ông Khoa nhấn mạnh.

Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần khác lại rất đồng tình với quan điểm của NHNN là phải kiểm soát chặt chẻ rủi ro trong cho vay cầm cố chứng khoán. Tuy nhiên, nếu bị khống chế ở mức 3% trên tổng dư nợ và buộc phải thực hiện sau 15 ngày kể từ khi chỉ thị có hiệu lực thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến TTCK.

Theo lý giải của các ngân hàng, vay cầm cố chứng khoán cũng là một trong những nghiệp vụ tín dụng cho vay. Nếu ngân hàng có sự kiểm soát chặt chẽ về tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn và khách hàng chứng minh được khả năng trả nợ thì không lý do gì phải hạn chế.

Ông Bình cho biết, trên thực tế, trong thời gian qua nghiệp vụ cho vay cầm cố đã phát triển một cách an toàn. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này vẫn quản lý được rủi ro vì hạn mức cho vay tối đa cũng chỉ đạt 50% thị giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm vay. "Riêng tại VIBank, quy định cho vay cầm cố CK chỉ ở mức từ 25-30% thị giá cổ phiếu, chưa kể còn quy định chỉ ở mức khoảng bao nhiêu lần của mệnh giá... Như vậy thì độ rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ", ông Bính nói thêm.

Hiện tại, chưa có số liệu thống kê chính xác con số cho vay CK của các ngân hàng là bao nhiêu, nhưng riêng của các ngân hàng cổ phần con số này đều vượt quá mức "trần" 3% của NHNN. Điều này cũng có nghĩa là, để thực hiện theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng sẽ phải nhanh chóng thu hồi nợ của nhà đầu tư để tránh vượt quá quy định và nhà đầu tư phải nhanh chóng bán cổ phiếu để trả nợ ngân hàng... Điều này, theo một số ngân hàng, sẽ ảnh hưởng đến luồng tiền của nhà đầu tư chuyển vào TTCK.

Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, ảnh hưởng của quyết định này tới các ngân hàng là nhìn thấy rõ, nhưng tác động đối với TTCK thì còn phải xem xét. Bởi hiện nay dòng tiền đổ vào TTCK có rất nhiều nguồn: từ ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp kinh doanh... "Vì vậy, nếu điều quan trọng là phải xác định được nguồn vốn ngân hàng đổ vào TTCK chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số dòng tiền đổ vào thị trường. Theo tôi, con số này ở giác độ NHNN là có thể thống kê được", ông Bình nhận định.

Lý do mà NHNN đưa ra chỉ thị trên là do những tháng đầu năm nay, vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kỳ các năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát. Đặc biệt, cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro do thị trường chứng khoán đang điều chỉnh. Trong khi đó, việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro vẫn còn bất cập nên cần thiết phải khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng cổ phần cho rằng, không thể thực hiện được ngay yêu cầu này của NHNN, mà cần phải có lộ trình và thời gian.

(theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,