221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
944010
Đầu tư: Chưa có ai bị kết tội vì chậm
1
Article
null
Đầu tư: Chưa có ai bị kết tội vì chậm
,

(VietNamNet) - Những nguyên nhân gây chậm trễ đã được Thủ tướng chỉ ra. Nhưng điều đáng nói là tất cả các nguyên nhân đều không nằm ngoài một phạm vi duy nhất: quản lý hành chính.

Những chậm trễ gây thiệt hại ở cầu Thanh Trì (Hà Nội), rạch Hàng Bàng (TP. HCM), cảng Cái Cui (Cần Thơ) đã gây xôn xao dư luận, nhưng có lẽ cũng không ai phải chịu trách nhiệm.

Những chậm trễ gây thiệt hại ở cầu Thanh Trì (Hà Nội), rạch Hàng Bàng (TP. HCM), cảng Cái Cui (Cần Thơ) đã gây xôn xao dư luận, nhưng có lẽ cũng không ai phải chịu trách nhiệm.


Sơ kết tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2007, một vấn đề nổi bật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là chậm dự án đầu tư. Đây không phải là vấn đề mới, nhưng đã nổi lên thành một chủ đề trọng tâm nhất trong Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 10/6, chủ đề này đã chiếm toàn bộ cuộc họp giao ban của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các bộ, ngành.

Báo cáo tiến độ 6 tháng đầu năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt 42,6% kế hoạch năm;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản mới đạt 30% kế hoạch năm. 

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang… giải ngân dưới 10%;

- Hơn 36 bộ, ngành, địa phương giải ngân chỉ đạt 10% - 30%. 

Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương phải có những biện pháp thường xuyên và kiên quyết để bảo đảm tiến độ dự án. Những nguyên nhân gây chậm trễ đã được phân tích. Nhưng điều đáng nói là tất cả các nguyên nhân do Thủ tướng chỉ ra đều không nằm ngoài một phạm vi duy nhất: quản lý hành chính.

Vài điển hình về thiệt hại do chậm trễ

Dự án cầu Thanh Trì tại Hà Nội, với số vốn đầu tư lên đến gần nửa tỉ USD, đã bị chậm trễ nhiều tháng. Cũng chỉ vì chậm nên tại lễ thông xe cũng không thể tuyên bố thông xe, mà chỉ có thể tuyên bố “thông xe phần chính”. Theo tính toán sơ bộ, mỗi ngày chậm là 1,5 tỉ đồng tiền lãi vay bay theo mây gió. Chưa kể chỉ vì chậm mà đã phải tốn thêm cả chục tỉ đồng để xây một con đường tạm cho thông xe vào ngày 2/2/2007.

Dự án thoát nước rạch Hàng Bàng tại TP. HCM, đã triển khai từ năm… 1997, nhưng đến vẫn không thể hoàn thành. Chậm đến mức tháng 6/2007, nhà tài trợ dự án là Ngân hàng Phát triển châu Á đã tuyên bố rút khoản vốn ODA 100 triệu USD tài trợ cho dự án. Chưa tính đến tác động xã hội là mục tiêu xóa 29 điểm ngập, đến nay sau 10 năm mới xóa được 1 điểm. Chưa tính đến những phiền hà cho nhân dân trong khu vực, và cũng chưa tính đến tổn thất về lòng tin của người dân đối với các cơ quan quản lý.

Có một lần, người viết bài này đã trao đổi với ông Phan Chánh Dưỡng, người đã bao nhiêu năm kiên trì theo đuổi dự án khu chế xuất Tân Thuận và đô thị Phú Mỹ Hưng. Một khu đầm lầy ngập nước, nay đã trở thành một khu chế xuất hàng đầu châu Á và một khu đô thị hiện đại sáng giá nhất Việt Nam. Khi nói là TP. HCM đã may mắn có được một nhà đầu tư chịu kiên trì vượt qua được tất cả những chậm trễ của hệ thống chúng ta, thay vì tự hào thì ông Dưỡng lại có một thoáng nuối tiếc “nhưng cũng phải thấy đó là điều không may mắn cho Việt Nam: còn bao nhà đầu tư lớn hơn nhiều, họ đã đến nhưng không đủ kiên trì và đã phải ra đi”.

Cơ chế có lỗi, còn không ai có lỗi?

Chậm trễ do cơ chế, đó chỉ là một cách nói. Cơ chế do chính chúng ta tạo ra và chính chúng ta phải chịu trách nhiệm điều chỉnh theo từng chặng đường phát triển.

Thế nhưng đã hàng chục năm qua, những nguyên nhân gây chậm trễ đầu tư vẫn là những nguyên nhân cũ, và vẫn bị dán chung một thương hiệu “cơ chế”. Có thể kể ra: thủ tục chồng chéo, qui trình không nhất quán, thiếu phối hợp, các điều khoản luật trái ngược nhau, luật không rõ ràng, giá đền bù giải tỏa không thỏa đáng…

Thế nhưng cũng hàng chục năm qua, chưa có đơn vị hay cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về những điểm bất hợp lý trong cơ chế, dù có thể là những điểm rất cụ thể.

Có một lần, một vị Bộ trưởng đã phát biểu: có điều bất hợp lý, nhưng tôi không làm khác được vì đó là luật. Tuy nhiên, trách nhiệm đề xuất (và tranh đấu) để thay đổi luật còn ai khác ngoài chính Bộ đó? Vậy mà hàng năm trời điều bất hợp lý vẫn tồn tại, và các cơ quan quản lý vẫn có chỗ để đổ trách nhiệm.

Không phải cơ chế, mà là ý thức

Khi chúng ta mới mở cửa thu hút đầu tư, một dự án 1 triệu USD đã được nâng niu và phải đưa lên Trung ương phê duyệt. Đến nay những dự án hàng trăm triệu hay cả tỉ USD đã chuyện khá bình thường. Phải chăng vì thế mất đi một vài dự án cỡ trăm triệu cũng không phải điều xót xa. Phải chăng ý thức chúng ta đã thay đổi?

Nếu ý thức được chậm trễ chính là tội lỗi, thì đã không có những chuyện mất hàng năm trời để chọn một nhà tư vấn cổ phần hóa, mất hàng chục năm để chờ đợi một bản quy hoạch, và đành nhìn nhiều dự án tiềm năng vẫn dừng lại ở mức tiềm năng.

Luật pháp Việt Nam có những điều khoản rất cụ thể, ví dụ như nhận hối lộ bao nhiêu ngàn đồng thì có thể bị khởi tố, tham nhũng 500 triệu đồng có thể bị tử hình. Cũng có những điều khoản rất rộng như “thiếu tinh thần trách nhiệm”  hay “cố ý làm trái”...

Thế nhưng trong những chương trình hay dự án bị chậm trễ, thiệt hại có thể lên đến hàng trăm tỉ hay ngàn tỉ, tất cả mọi người có liên quan vẫn không thấy ai phải lo lắng quá. Những vụ việc chậm trễ như cầu Thanh Trì, rạch Hàng Bàng, cảng Cái Cui… dư luận xã hội có thể xôn xao một vài ngày, sau đó tất cả lại chìm lắng, và lại để cho sự chậm trễ sẵn sàng lặp lại vào dịp khác. 

Phải chăng vì trong luật pháp chúng ta chưa có tội danh “làm chậm”?

  • Bùi Văn 

Bài liên quan:

Ý kiến bạn đọc:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,