221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
962424
Thuế thu nhập: Cần dựa trên điều tra khoa học!
1
Article
null
Thuế thu nhập: Cần dựa trên điều tra khoa học!
,

(VietNamNet) - Trước những ý kiến nhiều chiều về Dự thảo thuế thu nhập cá nhân (TNCN), để rộng đường dư luận, VietNamNet xin tiếp tục giới thiệu những quan điểm đáng chú ý xung quanh vấn đề thời sự này. Sau đây là ý kiến của TS Lê Vinh Danh, hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM), thành viên Viện hàn lâm Khoa học xã hội và chính trị Hoa Kỳ.

TS Lê Vinh Danh: “Vấn đề là định ra luật như thế nào cho hợp lý để không những người dân đồng thuận chấp nhận, mà nền kinh tế không vì thế mà trì trệ do không khuyến khích được đầu tư tư nhân. Thu thuế mà chỉ nhằm lợi cho ngân sách là cách làm ăn xổi, chỉ thấy trước mắt mà cái hại thì lâu dài.

Một Bộ trưởng Tài chính của Mỹ từng nói: Thu thuế cũng như vặt lông ngỗng, phải làm sao vặt được nhiều lông nhất với ít tiếng kêu của con ngỗng nhất”. 

Khởi điểm chịu thuế không có cơ sở
 

TS Lê Vinh Danh. (ảnh: T.H)

- Thưa ông, việc xây dựng dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân cần quan tâm đến những vấn đề gì? Dự thảo hiện nay đã quan tâm đúng mức chưa? 

- Vấn đề xác định thu nhập từ ngưỡng nào phải chịu thuế là rất quan trọng. 

Vấn đề quan trọng tiếp theo là xác định những loại thu nhập nào được miễn trừ, khấu trừ, giảm, tính thuế âm (Nhà nước tài trợ trở lại để hỗ trợ một bộ phận nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt). Từ đó, tất cả thu nhập còn lại là thu nhập chịu thuế. 

Vấn đề quan trọng thứ ba là xác định tỷ lệ phần trăm phải thu cho từng loại thu nhập sau khi đã phân loại hợp lý. 

Trong dự thảo, những vấn đề trên chưa được giải quyết, hoặc có giải quyết nhưng chưa khoa học. 

- Để giải quyết những vấn đề trên, cần làm thế nào với lộ trình ra sao? 

- Để xác định được ngưỡng thu nhập bắt đầu đóng thuế, phải có một cuộc điều tra sâu rộng, mang tính định lượng. 

Từ chỗ không có số liệu điều tra cụ thể, việc xác định ngưỡng bắt đầu đóng thuế thu nhập là bao nhiêu mang tính chủ quan, không có cơ sở. Cứ định ra ngưỡng, rồi dư luận lên tiếng, lại nâng lên; dư luận lên tiếng tiếp, lại nâng lên nữa. Nếu sức ép dư luận không đủ mạnh thì cứ giữ như vậy. Làm chính sách kiểu ném đá dò đường như thế rất nguy hiểm. 

Tôi đề nghị dẹp bỏ dự luật này và chuẩn bị cho dự luật khác mà trước đó, cần dựa trên điều tra cụ thể về mức thu nhập chịu thuế phù hợp với tình hình đất nước đang phát triển như hiện nay; công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân cùng có ý kiến. Có như thế mới thuyết phục được người đóng thuế. 

Nội dung quan trọng của điều tra là chỉ ra chi phí đầu vào trung bình/tháng hiện nay của một hộ gia đình VN đủ để trang trải tất cả các hoạt động tái tạo sức lao động, cân bằng thể chất, tồn tại hợp lý. Xác định được chi phí đầu vào thì mới xác định được đúng ngưỡng thu nhập bắt đầu chịu thuế. 

Ngay cả khi đã hoàn tất những việc trên, thấy mọi việc tưởng chừng hợp lý, vẫn cần phải lưu ý: Liệu với mức thuế đó có thể tạo chuyển biến tích cực cho sản xuất và hệ thống xã hội không. Không thể quên VN đang trong quá trình phát triển, bấy lâu vẫn kêu gọi thu hút đầu tư trong nhân dân, huy động nội lực, kêu gọi nhân dân làm giàu. 

Vậy, cần xem Luật Thuế thu nhập cá nhân có mâu thuẫn với chủ trương đó không. Nếu thấy luật chưa có lợi cho đất nước thì hãy khoan áp dụng.

 - Có thể dự báo ảnh hướng của Luật Thuế thu nhập cá nhân đến nền kinh tế bằng cách nào? 

- Các phương pháp dự báo kinh tế cho phép chúng ta dự kiến sự thoái lui đầu tư của tư nhân và nước ngoài nếu có, cho phép dự kiến mức giảm của cầu để tính toán khả năng ảnh hưởng của Luật Thuế thu nhập cá nhân đến tỷ lệ tăng trưởng toàn quốc. 

Điều tra công phu với mỗi ngành kinh doanh 

Tính thuế thu nhập thế nào để không ảnh hưởng xấu đến thị trường? (ảnh: Đặng Vỹ)

- Có ý kiến cho rằng, nếu dự thảo được giữ nguyên sẽ có sự bất hợp lý cho doanh nghiệp do việc xác định chi phí đầu vào, thu nhập trung bình trong từng loại hình sản xuất, kinh doanh chưa khoa học. Ông nghĩ sao về điều này? 

- Đối với tỷ lệ thuế thu nhập áp cho doanh nghiệp cũng cần điều tra công phu. Cần lưu ý doanh nghiệp đã chịu nhiều sắc thuế. Sau khi trừ hết các khoản thuế, chi phí, doanh nghiệp còn lại thu nhập và chịu thuế thu nhập. Phải xác định được trong từng loại hình sản xuất, kinh doanh, chi phí đầu vào trung bình chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu, để xác định thu nhập còn lại của doanh nghiệp. Những ngành sử dụng tài nguyên quốc gia phải có tỷ lệ thuế thu nhập khác các ngành không sử dụng. 

Chỉ khi việc xác định chi phí đầu vào có cơ sở khoa học cho từng ngành, việc chỉ ra mức thu nhập phải đóng thuế và tỷ lệ nộp mới hợp lý và người đóng thuế mới tâm phục, khẩu phục. 

- Xin cảm ơn ông! 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,