221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
971138
Nhiều câu hỏi từ việc chậm giảm giá xăng
1
Article
null
Nhiều câu hỏi từ việc chậm giảm giá xăng
,

(VietNamNet) - 13 giờ chiều ngày 16/8, giá xăng đã được giảm 500 đồng/lít sau gần một tuần chờ đợi. Thật khó lý giải vì sao một chủ trương được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận, phương án giảm giá đã được Bộ Tài chính và Bộ Công thương bàn bạc và thông báo chính thức. Tuy nhiên, thời điểm giảm giá cứ liên tục kéo dài như trêu đùa với sự chờ đợi của toàn thị trường và thách thức trước sự quyết liệt của giải pháp mà cơ quan quản lý đang tiến hành trong cuộc chiến chống tăng giá. 

Nhà nước muốn giảm, dân vẫn phải chờ

Sự chờ đợi đã quá kéo dài và câu hỏi lớn nhất được đặt ra tại sao trong lúc giá xăng dầu tăng cao người tiêu dùng sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình để doanh nghiệp tăng giá xăng còn doanh nghiệp lại không sẵn sàng giảm giá khi giá xăng nhập khẩu hạ. Hơn thế, trong một loạt biện pháp đồng bộ các ngành đang tiến hành theo chỉ đạo của Thủ tướng dường như đang trở nên không đồng bộ khi một trong những biện pháp kỳ vọng nhất lại bị hoãn liên tục.

Chờ đợi quá lâu để giảm giá xăng, trong thời điểm thị trường quá nhạy cảm. (Ảnh: LAD)

Chờ đợi quá lâu để giảm giá xăng, trong thời điểm thị trường quá nhạy cảm. (Ảnh: LAD)

Thông thường, thời kỳ giá xăng còn do Nhà nước quyết chưa giao về cho DN thì mỗi lần tăng hay giảm giá, các cơ quan đều tính những tác động đến từng nhóm đối tượng: người tiêu dùng phải thêm - bớt bao nhiêu tiền cho chi phí xăng dầu, DN thiệt và lợi thế nào; Ngân sách Nhà nước ra sao... Và tin chắc rằng, trong phương án giảm giá xăng dầu đang nằm trên bàn các bộ hiện nay đều có điều này. Nhưng thông tin đó chắc chắn sẽ có tác động rất tốt đến thị trường ngay sau khi nó được công bố cùng với quyết định giảm giá xăng. 

Khi tiết lộ những thông tin đầu tiên về giá xăng, tại cuộc họp báo ngày 8/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung bày tỏ quan điểm: "Tôi muốn giảm giá xăng". Sau đó trong buổi làm việc với các bộ, ngành về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường ngày 12/8, Liên bộ Tài chính – Công thương đã thông qua chủ trương này và ngày 13/8 đã công bố chính thức tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ về việc giảm giá bán lẻ xăng 500 đ/lít. Tuy nhiên, đến tận ngày 15/8 giá xăng vẫn chưa giảm; cả thị trường như sôi lên khi đến tận sáng 16/8, việc giảm giá xăng vẫn là một dấu hỏi lớn.

Có nhiều cơ sở để giảm giá xăng, trên thị trường thế giới, giá xăng đang xuống và phổ biến ở mức 76,3 - 74 USD/thùng. Nếu theo biểu thuế hiện hành áp dụng 0% thì xăng nhập về lãi 825 đồng/lít. Nếu áp thuế 10% thì DN lỗ 74 đồng/lít và 5% thì lãi 375 đồng/lít. 

Bên cạnh đó, về góc độ quản lý, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khẳng định, theo tinh thần Pháp lệnh giá và các văn bản hướng dẫn, trong trường hợp cần thiết thì Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền có quyền điều chỉnh. 

Trong khi đó, Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu, giá bán xăng dầu áp dụng nguyên tắc giá bán theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự quản lý của Nhà nước và cơ quan quản lý hoàn toàn có quyền can thiệp khi cần thiết.

Bất cập cơ chế hay sự độc quyền vì lợi ích?

Tuy nhiên, liên tục trong những ngày sau khi có chủ truởng giảm giá xăng, các DN đầu mối đều cho biết họ vẫn chưa hề nhận được thông tin chính thức nào về phương án giảm giá từ cơ quan quản lý. Ông Bùi Ngọc Bảo - Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, DN vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ Liên bộ Tài chính - Công thương nên vẫn đang chờ (?). Về cơ bản, các DN cho biết mặc dù đã được giao quyền tự chủ về giá cho DN nhưng các cơ quan quản lý vẫn có quyền điều hành định hướng giá cả. Tổ giám sát giá xăng dầu có thể yêu cầu DN giảm giá nhằm giảm sức ép về giá cả cho thị trường.

Có nhiều điểm phải xem lại về điều hành xăng dầu qua sự việc chậm trễ này. (Ảnh: LAD)

Tuy nhiên, điều băn khoăn lớn nhất của DN là làm sao để bù lỗ khi giảm giá trong điều kiện DN đã hoàn toàn tuân theo cơ chế thị trường đối với mặt hàng xăng. Theo các DN thì giá xăng thế giới mới hạ trong thời gian rất ngắn vừa qua chưa đủ bù khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng từ đầu năm đến nay và cần có thời gian đề bù lỗ.

Bên cạnh đó, DN cũng lo ngại nếu giảm giá thì sẽ được điều hành như thế nào. Theo mức giá hiện nay mức thuế phải nộp là 10 - 15%. Nếu giảm giá mà vẫn duy trì thuế, DN sẽ lỗ nặng nên tâm lý vẫn đang muốn biết một kế hoạch cụ thể về việc cân bằng giữa giảm thuế và giảm giá. 

Hơn nữa, DN bắt đầu tự chủ giá xăng từ hai tháng lại đây. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2007 vẫn theo cơ chế cũ và việc bù lỗ cho nửa đầu năm theo cơ chế cũ hiện chưa rõ ràng. Thực tế, trong nội bộ DN đã tự hiểu là phải tự bù đắp khoản lỗ này vì chủ trương không bù lỗ kinh doanh xăng đã có từ lâu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay DN rất muốn có được lời hứa không tái áp thuế nhập khẩu xăng dầu và có phương án cụ thể đối với phần lỗ của DN những tháng trước thì sẵn sàng giảm giá ngay.

Việc so đo lợi ích của DN trong cơ chế kinh doanh là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, dưới góc độ vì mục đích thực hiện chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thì sự chậm trễ này là khó chấp nhận. Điều này thực sự là đáng nói nếu biết rằng, chỉ sau khi có có Chỉ thị của Thủ tướng không đến 1 tuần Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế 18 nhóm mặt hàng với mức giảm thu ngân sách lên đến 1.000 tỷ đồng. 

Trong khi đó, chỉ một mặt hàng xăng đã có chủ trương, đã có phương án, các bộ liên tục họp, Văn phòng Chính phủ liên tục hối thúc nhưng sau gần 1 tuần nhùng nhằng thì các bộ và DN mới đi đến quyết định cuối cùng. Hơn thế, tất cả các đầu mối xăng dầu hiện nay đều là DN Nhà nước và chắc rằng lãnh đạo các đơn vị này ngoài hiệu quả kinh doanh phải nhận thức rõ trách nhiệm chính trị hơn ai hết mà trong trường hợp này là tham gia kiểm soát tốc độ tăng giá.

Tuy nhiên, dưới góc độ điều hành chính sách cũng có những điều đáng nói. Tất cả các văn bản quy định đều trao quyền quyết định giá trong điều kiện cần thiết cho cơ quan quản lý. Bộ Tài chính, Bộ Công thương đều khẳng định điều này nhưng tại sao việc thực thi lại chậm đến thế. Tại sao khi các cơ quan này đã công bố phương án giảm thuế nhưng tận mấy ngày sau DN lại vẫn "chưa nhận được thông tin chính thức nào"?

Khi trao quyền cho DN, các bộ đã ban hành các văn bản quy định về một quy trình tăng giảm giá để DN thực hiện báo cáo lên các bộ biết và thông qua. Vậy trong trường hợp này, rõ ràng DN chưa muốn giảm giá và thực tế chưa có DN nào chủ động đề xuất giảm giá xăng. Vậy tại sao với quyền được giao cơ quan quản lý không sớm cùng DN đẩy nhanh thời điểm giảm giá. 

Ngược lại, DN cũng không thể vì "chưa có thông tin chính thức" để trì hoãn giảm giá. Vì bên cạnh chức năng kinh doanh, các DN luôn có chức năng là tham gia ổn định thị trường. Trong tình hình cả nước chống tăng giá hiện nay lẽ nào DN đứng im mà không thể chủ động bàn với các cơ quan chủ quản. Tại sao khi giá xăng dầu thế giới tăng cao các doanh nghiệp rất nhanh chóng chủ động trong việc đề xuất tăng giá thì sao việc giảm giá lại không chủ động được. Đây là điều khó chấp nhận.

Phải chăng chúng ta đã trao quyền quá lớn và DN hay các cơ quan Nhà nước lúng túng trong điều hành. Một vấn đề nữa cần đặt ra là cùng 1 lúc 11 DN đầu mối đều nằm im và chờ đợi, phải chăng đã xuất hiện tình trạng liên kết độc quyền nhóm như nhiều người lo ngại khi trao quyền cho DN định giá xăng trong một cơ chế quản lý chưa hoàn thiện. Rõ ràng, qua cơn sốt giá lần này, chắc còn nhiều việc phải làm để có được một cơ chế giá xăng dầu tốt hơn.

  • Phước Hà
    Ý kiến độc giả:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,