221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
976738
Thông qua phương án cổ phần hoá Vietcombank
1
Article
null
Thông qua phương án cổ phần hoá Vietcombank
,

(VietNamNet) - Ngày 29/8, Thủ tướng và Thường trực Chính phủ đã họp bàn về Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Nội dung Phương án cổ phần hoá Vietcombank về cơ bản đã được thông qua và sẽ có văn bản chính trong tuần tới.

Nguồn tin từ Vietcombank cho biết, hầu hết các đề xuất Vietcombank về cổ phần hoá (CPH) đều được chấp thuận. Điều này sẽ giúp Vietcombank thực hiện tiến trình CPH một cách nhanh chóng và đúng như dự kiến. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi thông tin này sẽ nhận được những tín hiệu rất lạc quan.

Việc thông qua phương án Vietcombank một lần nữa đã thể hiện cam kết rất lớn của Chính phủ đối với việc thực hiện chương trình CPH các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.

Chọn xong NĐT chiến lược mới tính thời điểm IPO

Sau khi có quyết định chính thức của Chính phủ, trong vòng một tuần, Vietcombank sẽ yêu cầu các đối tác chiến lược phải gửi chào bản chào cuối cùng. Đến cuối tháng 9, Vietcombank sẽ báo cáo kết quả lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên Chính phủ xem xét. Như vậy, nếu mọi việc thuận lợi thì trong tháng 10, CPH Vietcombank sẽ đến thời điểm quyết định chính thức.

Phương án cổ phần hóa VCB đã được thông qua. (Ảnh: vcb)

Tuy nhiên, quan điểm từ Vietcombank và đã được Chính phủ ủng hộ là đối với việc chọn nhà đầu tư chiến lược không nên quá gò ép về thời gian. Bởi vì, việc đàm phán cần nhiều thời gian và có nhiều vấn đề cần giải quyết mới đảm bảo thành công. Vì vậy, Chính phủ cho rằng cần tập trung ưu tiên cho lựa chọn đối tác chiến lược. Sau khi chọn xong đối tác chiến lược mới xem xét thời điểm IPO cụ thể. Vietcombank cho biết, họ sẽ đẩy nhanh tiến độ chọn nhà đầu tư chiến lược nhưng cũng không muốn vì một thời điểm IPO cụ thể nào mà quá gấp rút và gò bó.

Nguồn tin từ Vietcombank cho biết, hiện nay, tiến trình đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra thuận lợi. Có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang gửi bản chào. Sau thời điểm có quyết định chính thức của Chính phủ sẽ nhận bản chào chính thức của ứng viên đề xem xét.

Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Vietcombank cho biết, giá cả là một yếu tố nhưng sẽ không phải là yếu tố quan trọng nhất mà điều cần chú trọng hơn là những nội dung cam kết hỗ trợ như về thời hạn cam kết, cam kết hỗ trợ cùng VCB để đầu tư lâu dài ở Việt Nam, chiến lược đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật VCB ở mức nào... Đặc biệt, Chính phủ cũng "bật đèn xanh" cho biết, nếu các nhà đầu tư nước ngoài có cam kết càng cao cho VCB thì sự hỗ trợ của Chính phủ lại cho VCB sau khi CPH sẽ càng cao. Nói cách khác là sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ phụ thuộc vào nội dung cam kết của nhà đầu tư chiến lược.

Việc chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ diễn ra trước thời điểm IPO. Vì vậy, giá bán sẽ được xác định riêng và trình Thủ tướng quyết định. Quy trình cụ thể là thực hiện đàm phán theo tinh thần Nghị định 109 về CPH sẽ xác định hàng loạt yếu tố về giá cả, cam kết hỗ trợ, kỹ thuật... để đề xuất lên Chính phủ xem xét quyết định.

Giải tỏa nhiều mối quan ngại của nhà đầu tư

Được biết, sau cuộc họp ngày hôm qua (29/8), rất nhiều nội dung cụ thể về Phương án cổ phần hóa Vietcombank đã được thông qua. Cụ thể, Chính phủ chấp thuận những kiến nghị và tư vấn và kiểm toán doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Điều này sẽ giúp Vietcombank giảm bớt các thời gian và bước đi trong việc xác định giá trị DN mà vẫn cho kết quả chính xác cũng như thuyết phục các nhà đầu tư quốc tế. Giá trị DN của VCB xác định trên giá trị sổ sách, sau đó sẽ được đánh giá theo nhiều phương pháp quốc tế. Trên cơ sở đó xác định cung cầu thị trường mới xác định giá và thời điểm đấu giá. Giá đấu giá thực tế trên thị trường sẽ quyết định giá trị DN thực tế. Giá trị thương hiệu VCB chính là sự chênh lệch giữa cái giá bình quân đấu giá so với giá sổ sách.

 

Áp dụng các tiêu chuẩn quản trị quốc tế sẽ giúp VCB sớm đạt được trình độ một tập đoàn tầm cỡ khu vực và quốc tế. (Ảnh: VCB)

Điều đáng chú ý là Chính phủ cũng chấp thuận cho VCB áp dụng phương thức quản trị DN tốt nhất có thể được kể cả theo thông lệ quốc tế. Điều này hết sức có ý nghĩa trong quá trình cơ cấu lại DN và với quyết định này của Chính phủ đã giải toả một trong những quan ngại lớn nhất của các nhà đầu tư về quản trị DN Vietcombank sau CPH.

Theo các chuyên gia, sau CPH, Nhà nước vẫn nắm giữ 70% vốn tại Vietcombank, nếu không có một quyết định dứt khoát như trên thì có thể diễn ra tình trạng tiếp tục áp dụng các quy định hiện hành về quản trị ngân hàng hiện nay đối với Vietcombank. Như thế sẽ dẫn đến hai vấn đề. Thứ nhất Vietcombank sẽ gặp khó khăn khi đàm phán với các đối tác là nhà đầu tư quốc tế cũng như khu thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế. Nhưng điều đáng nói hơn nếu không thực hiện quản trị DN theo tiêu chuẩn quốc tế thì một trong những mục tiêu quan trọng nhất của CPH Vietcombank là thay đổi một cách căn bản quản trị DN sẽ không thực hiện được. Tuy nhiên, với quyết định mạnh của Chính phủ, mọi lo ngại của các nhà đầu tư đã được tháo gỡ.

Cũng trong đề án CPH, Chính phủ cũng phê chuẩn cho VCB một cơ chế hết sức thuận lợi để tiền tới đây thành một tập đoàn tài chính.  Điều này có nghĩa sẽ cho phép VCB đầu tư một cách đa dạng hơn và linh hoạt hơn vào nền kinh tế. Hình thức đầu tư có thể sẽ thành lập các quỹ tài chính để đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở theo mức độ ưu tiên. Quỹ này sẽ được sử dụng một phần tài chính của Chính phủ sẽ tái đầu tư vào đây.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,