221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
979498
Đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho học tập!
1
Article
null
Không để SV nghỉ học vì thiếu học phí:
Đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho học tập!
,

(VietnamNet) - Ngày 4-9-2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 21/2007CT – TTg “ Về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề”. Theo đó, mục tiêu là thông qua chính sách cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước bảo đảm cho tất cả các sinh viên, học sinh trúng tuyển năm học mới tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề không phải bỏ học vì không có khả năng đóng học phí và không có khả năng trang trải các chi phí tối thiểu, như: ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập.

>>Vay vốn học ĐH: Có thể lên tới 1,2 triệu đồng/tháng

Công bố phương án cho vay học đường trước 30/9!

Để thực hiện được mục tiêu trên, Chỉ thị của Thủ tưởng Chính phủ cũng nêu rõ: giao Bộ trưởng Bộ tài chính chủ trì cùng Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho vay mỗi sinh viên, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Phương án đó phải được công bố trước ngày 30-9-2007, tức là ngay thời điểm bắt đầu vào năm học mới của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước.

Bộ Giáo dục phải rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn. Ảnh minh họa

Chỉ thị nói trên là tin vui, là niềm hy vọng lớn, tạo cơ hội thực sự cho gia đình và các em đã trúng tuyển đại học, cao đẳng,... năm học này, có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện đến nhập học đúng thời gian. Bởi vì Chỉ thị cũng giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị về tháo gỡ khó khăn , vướng mắc trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi học tập thời gian qua. 

Theo đó, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, yêu cầu Bộ giáo dục đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước lập và rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn, làm việc với Ngân hàng chính sách xã hội để nắm bắt nhu cầu vay vốn để có cơ sở thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định. 

Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng phải tạo mọi điều kiện cần thiết để tất cả học sinh, sinh viên đã trúng tuyển vào trường mình, không yêu cầu phải đóng học phí ngay trong ít nhất hai tháng đầu tiên nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn để đăng ký vay tiền từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Về phía trách nhiệm của Chính quyền các cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có biện pháp hỗ trợ kịp thời không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tàu xe đến trường và ăn ở trong hai tháng của năm học thứ nhất; đồng thời chỉ đạo các Ban ngành và chính quyền các cấp ở đại phương xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên, học sinh theo các quy định của Ngân hàng chính sách xã hội liên quan để vay được tiền cho mục tiêu học tập.

Sinh viên phải có trách nhiệm trả nợ sau khi tốt nghiệp, đi làm

Cho vay vốn học tập đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập đại học, cao đẳng và học nghề là một chủ trương, chính sách lớn của nhà nước với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cho đất nước. Chính sách này tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống cho con em theo học và tốt nghiệp, có đủ điều kiện đi làm việc. 

Các em gia đình nghèo, gia đình neo đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đã trúng tuyển đại học không phải ở nhà, bỏ học mà vẫn có điều kiện đến trường nhờ được vay vốn cho học tập. Đất nước không bỏ phí nhiều tài năng học giỏi, thông minh, có ý chí tiến thủ,... nhưng vì không có tiền mà không theo học được đại học, cao đẳng,...nhờ chính sách tín dụng ưu đãi.  

Song chính sách này không bao cấp, vì người vay vẫn phải có trách nhiệm trả nợ cả gốc và lãi sau khi đã tốt nghiệp, đi làm việc có nguồn thu nhập, đồng thời để có nguồn vốn tiếp tục cho sinh viên khác vay. Tuy nhiên chính sách này có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn về trả nợ. Tức là lãi suất vay thấp hơn, chỉ bằng 60% - 65% lãi suất thông thường mà các Ngân hàng thương mại đang cho vay. Lãi suất cho vay hiện nay là 0,65%/tháng. Trong thời gian học tập thì chưa phải trả nợ gốc và lãi. Vay vốn học tập không phải tài sản thế chấp.

Hạn mức cho vay thấp, trường còn thờ ơ

Sau hơn 4 năm hoạt động, tính đến hết tháng 7-2007 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đạt tổng nguồn vốn 30.851 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 28.984 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo lớn nhất, đạt 22.238 tỷ đồng,… Riêng dư nợ cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập đạt 293 tỷ đồng, bằng gần 70% so với kế hoặch cả năm và tăng gấp hơn 4 lần cuối năm 2002. Hiện nay có 99.563 sinh viên, học sinh tại hơn 250 trường đại học, cao đẳng,… trong toàn quốc đang dư nợ vốn vay học tập từ  Ngân hàng chính sách xã hội.

Tuy nhiên đây là chính sách cho vay ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỷ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay tiếp, còn chủ yếu phải được cân đối từ Ngân sách Nhà nước, hàng năm cấp cho Ngân hàng chính sách để cho vay. Tuy nhiên đến hết tháng 7 - 2007 đã đạt gần 70% kế hoặch cả năm, trong khi đó số lượng sinh viên, học sinh trúng tuyển và năm học mới tại các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước tăng mạnh, lại bắt đầu vào năm học mới, nên nhu cầu vay cũng rất lớn. 

Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tính bình quân 20% số học sinh, sinh viên trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng trong năm học này có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn, thì tổng nhu cầu vốn cần cho vay của năm học 2007 – 2008 lên tới 4.000 tỷ đồng. Trước mắt nhu cầu cho vay ngay đầu năm học mới tính từ nay đến 31-12-2007 cần có 500 tỷ đồng, trong khi đó kế hoặch còn lại của năm 2007 chỉ là hơn 140 tỷ đồng! Bởi vậy thiếu hụt nguồn vốn để cho vay đang đặt ra cấp bách. 

Do đó Chỉ thị nói trên giao Bộ Tài chính chủ trì là để khắc phục khó khăn lớn nhất về nguồn vốn cho vay hiện nay. Đồng thời để thực hiện có hiệu quả chính sách quốc gia có ý nghĩa rộng lớn này đòi hỏi sự cân đối vốn tích cực của Bộ Tài chính.

Hai là mức cho vay hiện nay quá thấp, bình quân chỉ được vay 300.000 đồng/tháng, trong khi đó chi phí cho học tập ngày càng tăng cao trong điều kiện giá sinh hoạt hiện nay cùng với những diễn biến phức tạp trong chi tiêu của môi trường giáo dục đào tạo đại học. Cũng theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhu cầu chi tiêu cho học tập của một sinh viên hiện nay tối thiểu lên tới 1,2 triệu đồng/tháng. 

Đây thực sự là khoản tài chính quá lớn đối với các gia đình nông dân bình thường, ngay cả đối với gia đình công chức, viên chức, công nhân không có thu nhập gì thêm, thì chi phí mỗi năm học đã lên tới gần 15 triệu đồng, tương đương với 5,0 tấn thóc. Cũng theo tính toán của Ngân hàng chính sách xã hội, đối với sinh viên các trường đại học y khoa, học 6 năm, thì chi phí còn lớn hơn rất nhiều.

Về phối hợp thực hiện cho vay vốn cũng còn rất nhiều vướng mắc. Tại nhiều địa phương, chính quyền không sẵn sàng xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho gia đình học sinh, sinh viên. Đặc biệt là, tại hầu hết các xã, phường, với bệnh “ thành tích” nên không ít địa phương không đưa gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo, vì như vậy tỷ lệ hộ nghèo của địa phương bị cao, ảnh hưởng đến thành tích của địa phương. Đó là chưa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực khác trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho học sinh, sinh viên để được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đặc biệt là tại số đông các trường đại học, cao đẳng, việc tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn lại coi không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ. Do đó nhiều trường thờ ơ với công việc này. 

Về phương thức cho vay, theo quy định hiện hành thì Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trực tiếp cho gia đình học sinh, sinh viên ở địa phương. Sau đó gia đình chuyển tiền cho con em học tập tại trường, nếu chuyển qua Ngân hàng chính sách xã hội thì không phải trả phí chuyển tiền. Đẩy mạnh cho vay, hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội không những được thành tích trong, mà còn được hưởng cơ chế tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nên họ tích cực và chủ động triển khai, song sự thiếu hụt về nguồn vốn và thiếu sự phối hợp chặt chẽ đang là vướng mắc lớn trong triển khai chính sách tín dụng ưu đãi học tập. 

  • Nguyễn Hà

    Ý kiến bạn đọc

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,