221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
988274
Lúng túng trong xử lý doanh nghiệp tăng giá
1
Article
null
Kết quả thanh tra giá thép, sữa:
Lúng túng trong xử lý doanh nghiệp tăng giá
,
Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra việc tăng giá thép, sữa trong thời gian qua. Doanh nghiệp nào tăng giá cũng đưa những lý do khách quan. Tuy nhiên, ngay cả những lý do chủ quan của họ thì cơ quan chức năng xử lý vẫn nhiều lúng túng.
 

Nhập mô tả vào đây
Sữa là mặt hàng thiết yếu trong mỗi gia đình, việc tăng giá liên tục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách gia đình.
Sữa: Càng quảng cáo giá càng tăng

Trong 6 tháng đầu năm sữa có tốc độ tăng giá từ 4% đến hơn 11%.

Kết quả thanh tra 5 công ty sữa vừa qua cho thấy, chi phí bán hàng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong giá sữa, từ 5%-27% giá vốn, trong đó chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 1% đến 19,2%.
 
Doanh nghiệp có chi phí quảng cáo ở mức cao hơn mức khống chế (theo quy định, chi phí quảng cáo cho phép ở mức 10%) là Công ty Dutch Lady (19,2%), Công ty Vinamilk (12,9%). Dutch Lady, Công ty Tiên Tiến và Công ty 3A có mức tăng giá tương ứng là 9%; 6,5% và 6%. Cá biệt có những sản phẩm có mức tăng “chóng mặt” như Enfagrow Vnilla tăng 30% (của Tiên Tiến); Ensure liquid 250ml tăng 43% (của 3A).

Thép: tát nước theo mưa

Kết quả thanh tra giá thép cũng cho thấy có tình trạng doanh nghiệp lợi dụng giá phôi thép nhập khẩu tăng để tăng giá bán cao hơn chi phí phải chi thêm do các tác động khách quan.

Bộ Tài chính cho rằng giá bán thép 6 tháng đầu năm 2007 tăng chủ yếu do chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng (như phôi thép tăng khoảng 10%-19%). Công ty Gang thép Thái Nguyên có giá bán thép trung bình trong 6 tháng đầu năm 2007 là 8,73 triệu đồng/tấn, cao hơn năm 2006 trên 1,2 triệu đồng/tấn.

Công ty Liên doanh Thép Vinakyoei báo cáo rằng giá phôi công ty này nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007 là 477,89 USD/tấn, tăng 59,51 USD tấn so với bình quân năm 2006. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy, công ty này đã “tát nước theo mưa” khi tăng giá bán thép của công ty hơn 71,51 USD/tấn.

Hứa nhưng... "lực bất tòng tâm"!

Sau khi được thanh, kiểm tra, Công ty Gang thép Thái Nguyên hứa giảm chi phí điện gần 26.000 đồng/tấn, giảm mức khấu hao tài sản cố định gần 29.000 đồng/tấn để góp phần giảm giá thép. Tương tự Vinakyoei cam kết giảm giá bán 12 USD/tấn (khoảng 190.000 đồng/tấn). Công ty Thép Miền Nam hứa giảm 75.000 đồng/tấn. Còn Thép Việt - Úc thì cam kết không tăng giá.

Thế nhưng, từ giữa tháng 9, do tác động của việc giá phôi nhập khẩu tiếp tục tăng cao thêm 30-35 USD/tấn nên nhiều doanh nghiệp vừa hứa giảm đã tăng giá trở lại. Như vậy, dù thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh giảm nhưng thực tế, giá thép vẫn tăng! 

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sữa thời gian qua sẽ có những tác động rất khác đối với từng loại sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Theo tính toán, sữa Ensure có tỷ trọng thuế nhập khẩu lên đến 11,54% trên giá vốn nên khi thuế nhập khẩu giảm khoảng 50%, doanh nghiệp có thể giảm 5%-5,2% giá bán.

Đối với các sản phẩm sữa có pha đường hoặc chất ngọt khác - mặt hàng có thuế suất giảm lớn (từ 30% xuống còn 15%), thì giá bán có thể giảm mạnh hơn. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất sữa có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp và nguyên liệu sản xuất trong nước (Vinamilk, Dutch Lady) thì mức tác động không lớn do thuế nhập khẩu nguyên liệu chỉ chiếm từ 6,4%-7% trong giá vốn nên mặc dù thuế giảm 50% thì giá bán tương ứng cũng chỉ có thể giảm 3%-4%.

Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp thường tính tác động giảm thuế vào giá bán sản phẩm thấp hơn so với tính toán của các nhà quản lý. Thậm chí, trước khi bị thanh, kiểm tra, các doanh nghiệp sữa đều dự kiến tăng giá bán trong 6 tháng cuối năm!

Nếu giá nguyên liệu sữa vẫn giữ như hiện nay hoặc giảm mà các doanh nghiệp trong tháng 9 và tháng 10 không thực hiện việc giảm giá bán trên thị trường, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị thu lại chênh lệch do giảm thuế của các doanh nghiệp”, ông Thỏa cho biết.

Tương tự, với việc tăng giá thép và nguy cơ mặt hàng này tiếp tục tăng giá, Bộ Tài chính cũng chỉ “dọa”, sẽ xử lý. Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng cho phép ban hành khung giá bán sản phẩm thép xây dựng (trong trường hợp giá phôi nhập khẩu vượt mức 600 USD/tấn và giá thép thành phẩm ở mức hơn 11 triệu đồng/tấn) với nguyên tắc đảm bảo doanh nghiệp sản xuất thép không bị lỗ.
 
 
(Theo SGGP)

 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,