221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
992938
Thiếu cảng biển, hàng hoá VN có nguy cơ tắc đầu ra
1
Article
null
Thiếu cảng biển, hàng hoá VN có nguy cơ tắc đầu ra
,

(VietNamNet) - Cảng biển quá thiếu, đặc biệt là cảng nước sâu, đường bộ xuống cấp khiến hàng hoá xuất khẩu của VN đang có nguy cơ tắc đầu ra

 

Nhập mô tả vào đây

Xuất nhập khẩu hàng hoá qua cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) Ảnh: HC

“Hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đang trở thành một hạn chế lớn của VN. Nguồn vốn đầu tư trong nước tăng lên, luồng vốn nước ngoài vào mạnh nhưng VN đang đối mặt với việc thiếu năng lượng điện, đường bộ xuống cấp và không đủ đáp ứng; đặc biệt là cảng biển quá thiếu khiến hàng hoá đang có nguy cơ tắc đầu ra!”.

 

Nhận định trên đây của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng là một trong những vấn đề trọng tâm được đề cập tại Diễn đàn “Dịch vụ cảng biển và hậu cần thương mại VN” do Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế và Cục Hàng hải phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng ngày 12/10 với gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.

 

Trong bối cảnh ở nhiều địa phương của VN đang diễn ra “hội chứng” sân bay, cảng biển như hiện nay thì nhận định kể trên có vẻ rất mâu thuẫn. Thế nhưng trên thực tế, trong 266 cảng biển lớn nhỏ hiện có ở 24 tỉnh, thành vùng duyên hải, chỉ 9 cảng có khả năng cải tạo, nâng cấp để tiếp nhận tàu 50.000DWT (loại tàu trung bình của thế giới) hoặc tàu chở container đến 3.000TEUs. Hiện các cảng Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ… đang được nâng cấp, mở rộng, nâng cao năng lực xếp dỡ, giải phóng tàu nhanh…

 

“So sánh với quốc tế, nhìn chung quy mô cảng biển VN còn nhỏ nhưng thời gian qua đã đảm nhận thông qua hầu hết lượng hàng ngoại thương của VN. Hơn 80% khối lượng hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. Đồng thời hỗ trợ một phần việc trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào!” - Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết.

 

Tuy nhiên, theo Tham tán Kinh tế Hoa Kỳ tại VN Alan Tousignant: “VN đang phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong 10 năm qua, việc vận chuyển hàng hoá bằng container tăng khoảng 19%/năm. Hạ tầng cảng biển và trên mặt đất sẽ sử dụng hết công suất và khả năng ách tắc sẽ gia tăng khi thương mại VN tiếp tục tăng trưởng!”.

 

Ông Alan Tousignant cho rằng, VN có thể phát triển thành một đầu mối vận tải biển quan trọng ở châu Á. Nhưng việc thiếu cơ sở hạ tầng cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn, trang thiết bị cũ, thiếu hiệu quả và mạng lưới vận tải nội địa không đầy đủ… đang hạn chế rất nhiều tiềm năng này. Tuy VN đã có kế hoạch đầu tư khoảng 4,5 tỷ USD dành riêng cho cảng biển trong 5 năm tới, nhưng theo ông, VN cũng nên có một khoảng đầu tư tương tự cho hạ tầng giao thông trên bộ.

 

“Chỉ 19% đường sá ở VN được thảm nhựa. Nhiều cấp pháp lý liên quan trong việc quản lý đường bộ gây khó khăn cho việc cấp vốn và xây dựng. Hệ thống đường sắt cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hànhg. Chi phí hậu cần chiếm khoảng 15 – 20% GDP, gần gấp đôi mức ở các nước có trình độ pháp triển hơn đang là những thách thức không nhỏ đối với VN trong việc thuận lợi hoá thương mại thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển” - Alan Tousignant nhấn mạnh.

 

Tại Diễn đàn “Dịch vụ cảng biển và hậu cần thương mại VN”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho hay, theo quy hoạch tổng thể đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, hệ thống cảng biển VN được phân thành 8 nhóm địa lý, với 3 trung tâm chính gọi là các cảng cửa ngõ quốc tế để tiếp nhận tàu trọng tải lớn, phục vụ các khu kinh tế trọng điểm. Đến năm 2010, hệ thống cảng biển VN có khả năng thông qua khoảng 100 triệu tấn hàng hoá.

 

Tuy nhiên ông cũng chỉ ra một thực tế là quy hoạch tổng thể này được lập và phê duyệt cách nay đã gần 10 năm. Hiện các cơ sở đầu vào của quy hoạch (dự báo lượng hàng hoá, tàu thuyền), kể cả khung pháp lý, trình độ khoa học công nghệ, các yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi (như Luật Hàng hái ra đời, VN gia nhập WTO…). Do vậy, VN cần nghiên cứu, xây dựng lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

 

Để đáp ứng yêu cầu mới, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, cảng biển VN phải được phát triển thống nhất trên quy mô toàn quốc; hình thành trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực cảng, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Tạo cơ sở vật chất về cảng biển để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong và ngoài nước.

 

“Hệ thống cảng mới phải hiện đại cả về quy mô, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống quản lý để có thể nhanh chóng hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và quốc tế” - Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh.

 

Để đạt mục tiêu này, theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Vũ Hoàng Hà, việc đầu tư phát triển hệ thống cảng biển VN “không phải với bằng mọi giá và đổ đồng cho từng địa phương”. Đối với khu vực duyên hải, con đường duy nhất để bứt phá đi lên là phải hướng ra biển. Tuy nhiên cần tránh tình trạng đầu tư tràn lan, thiếu trọng tâm như hiện nay.  

 

Các địa phương, khu vực được chọn xây dựng cảng biển phải có sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…, có khả năng liên kết nội địa và quốc tế để tạo ra sản phẩm hàng hoá xuất nhập khẩu tương ứng, đáp ứng khai thác cảng có hiệu quả.

 

Đặc biệt, Bộ GTVT cần phải làm tốt vai trò nhạc trưởng trong chiếc lược phát triển cảng biển. Đồng thời phải có một “cây gậy” cho nhạc trưởng này chỉ huy. Đó là cơ chế đầu tư phát triển cảng một cách đúng đắn và chính sách liên thông để tạo điều kiện cho các địa phương có cảng liên kết phát triển…

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,