221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1002962
"Nhiều hậu quả nếu cứ lùi thời điểm tăng giá xăng"
1
Article
null
'Nhiều hậu quả nếu cứ lùi thời điểm tăng giá xăng'
,

(VietNamNet) - Trả lời báo chí bên hành lang QH, Phó Thủ tướng (PTT) thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết: "Lùi thời điểm tăng giá xăng sẽ ảnh hưởng quá trình hội nhập, xảy ra buôn lậu. Chính phủ đã áp dụng mọi biện pháp, nhưng lúc nào đến "chân tường" thì phải tăng giá".

>> Chưa có chuyện tăng giá xăng!
>> Giá xăng trong nước còn cầm cự được 

a

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: "Nhiều hậu quả nếu cứ lùi thời điểm tăng giá xăng". Ảnh: Thanh Sơn

"Đến "chân tường" thì phải tăng giá"

Thưa Phó Thủ tướng, Chính phủ có thể lùi thời điểm tăng giá xăng lâu hơn?

Lùi sẽ gây nhiều hậu quả, một là ảnh hưởng quá trình hội nhập, hai là xảy ra buôn lậu. Mà bao cấp cũng không được, lấy đâu ra ngân sách mà bao cấp? Bao cấp là lấy của người này bù cho người kia.

Nguyên tắc thị trường là phải chấp nhận, có những thứ bất khả kháng khi chúng ta tham gia hội nhập sâu. Nhưng chúng ta điều khiển bằng nhiều biện pháp để khỏi tác động xấu đến đời sống người dân. 

Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp: Thuế đã hạ hết rồi, thứ hai về hạ giá quản lý, chi phí thì đang tiếp tục. Còn đến lúc nào đến chân tường rồi thì phải tăng giá.

Giá xăng dầu thế giới biến động tăng rất cao thời gian gần đây. Chúng ta cần tính dự trữ thế nào?

Bây giờ phải tăng dự trữ. Xăng dầu hiện không dự trữ quốc gia mà chỉ dự trữ trong lưu thông. Thứ hai là phải tạo cho họ cơ chế mới giống như rủi ro tín dụng, để họ tự điều chỉnh. Giá xăng dầu thì thế giới lên hàng ngày, ta không thể điều chỉnh hằng ngày được.

Trong thời gian chưa điều chỉnh ấy, người ta phải có thời gian để lấy lãi bù lỗ, còn khi bị lỗ dài thì lấy dự trữ về tiền bạc để bù lại lỗ. Tức là phải có nhiều biện pháp.

Sẽ bỏ dần biện pháp hành chính

Vì sao phải dùng biện pháp hành chính để điều tiết kinh tế thị trường?

Dùng biện pháp hành chính thì phải bù giá than, giá điện hiện cũng chưa cho tăng đủ. Việc dùng biện pháp hành chính ấy là để ép hai chiều, một chiều là Nhà nước bù lỗ để đỡ thiệt hại cho người dân. 

Bởi người dân hay dùng dầu làm nhiên liệu sản xuất nên sẽ ảnh hưởng, phục vụ sản xuất, toàn bộ nền kinh tế. Khi sự cạnh tranh chưa đủ, chúng ta phải dùng những biện pháp đó nhưng dần dần phải tháo gỡ.

Có nghĩa là chúng ta đang dùng biện pháp hành chính quá nhiều?

Đó là nguyên tắc và bước đi. Chúng ta phấn đấu bao nhiêu năm mới vào được WTO, rồi ta cũng phải phấn đấu bao nhiêu năm nữa mới đạt được tiêu chuẩn của họ, có việc đã đạt rồi, có việc chưa. 

Nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung, kế hoạch, mệnh lệnh hành chính sang thị trường thì không thể nói hôm nay thế này, mai thực hiện ngay được, chúng ta phải có bước đi thích hợp. Ngay cả lãi suất ngân hàng cũng phải chuyển dần, chuyển làm sao cho nền kinh tế ổn.

Chúng ta vẫn lấy lãi từ dầu thô bù vào khoản lỗ giá xăng?

Nhờ chúng ta có dầu thô nên mới dùng biện pháp bù lỗ được. Nếu không có dầu thô thì rất gay go.

Đặt chỉ tiêu tăng giá bằng con số cố định cũng là một biện pháp hành chính. Cho nên tôi đã nói trước hội trường Quốc hội, kinh tế thị trường, cái gì diễn biến bất khả kháng thì phải chấp nhận.

Các biện pháp hành chính cần thiết thì phải làm để quản lý, quản lý là kiểm soát giá không cho đầu cơ, tăng giá công khai, tránh lợi dụng. Biện pháp hành chính như vậy là rất cần thiết. Hay những lúc thấy ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, ví dụ như dầu, than, điện thì phải đi từng bước một.

Chẳng hạn như điện, đại bộ phận người nghèo chưa phải chịu điều chỉnh về giá, đó là biện pháp hành chính.

Đặt chỉ tiêu lạm phát cố định sẽ khó điều hành

Thưa ông, vì sao chúng ta không đặt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát bằng con số cố định?

Đặt chỉ tiêu cố định sẽ khó trong điều hành. Vì thế Chính phủ đề nghị Quốc hội đưa ra chỉ tiêu mềm hơn để điều hành một cách uyển chuyển. 

Nếu không áp dụng biện pháp hành chính, chẳng hạn cứ phát hành nhiều tiền ra thì giá lại lên. Tung nhiều tiền cho đầu tư, phát triển, để làm lỏng tín dụng là đi ngược lại với mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô. Nếu ta phối hợp các chỉ tiêu cần thiết trong điều kiện cho phép thì mình có thể đưa tiền ra để tăng trưởng cao.

Về giá, phấn đấu tăng dưới tốc độ tăng trưởng kinh tế là đã loại trừ yếu tố tăng giá chứ không phải theo giá thực tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đã tính theo giá cố định. Trong điều kiện thể thì phấn đấu mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dưới mức ấy nữa, tất cả phải mềm mại. Kkông ai định trước một giá để bắt phải đi theo.

Tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá là hai chỉ tiêu cơ bản ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội, ảnh hưởng cả đời sống xã hội, ảnh hưởng cả đời sống, quyết sách. Chúng ta phải phối hợp với nhau để điều hành một cách rất linh hoạt. Chúng ta cũng phải tăng sản xuất trong nước lên, như phân bón, thức ăn chăn nuôi để đáp ứng được nhu cầu.

Xăng dầu cũng vậy, nếu sản xuất, chế biến được ở trong nước, chi phí vận tải, không phải nhập thì chắc chắn chi phí sẽ rẻ hơn nhiều. Nhưng sản xuất trong nước phải có hiệu quả, nếu làm ra lít xăng mà đắt hơn xăng nhập về thì cộng chi phí vận chuyển nữa sẽ càng đắt. Làm ra một kilôgam phân bón thì giá thành phải bảo đảm sức cạnh tranh.

Đúng ra xăng dầu các nước đều tính thuế, còn chúng ta tùy điều kiện để miễn thuế hoặc giảm thuế. Phải tính toán dự trữ chứ không phải một, hai ngày là tăng giá, giảm giá liên tục được.

  • Vân Anh ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,