221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1005166
Bộ Tài chính đề xuất lập quĩ bình ổn giá xăng
1
Article
null
Bộ Tài chính đề xuất lập quĩ bình ổn giá xăng
,

(VietNamNet) - Bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, xăng dầu là mặt hàng quan trọng mà sau này, Nhà nước phải có cơ chế để doanh nghiệp được bù lỗ. "Khi nào có cơ hội điều chỉnh được giá xăng thì phải điều chỉnh và cho lập quĩ để điều hòa".

a
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh. Ảnh: VA
"Về nguyên tắc, Nhà nước không có cơ chế bao cấp nữa. Về sau này, doanh nghiệp phải tìm cách bảo đảm bù trừ giữa việc lỗ và lãi. Kinh doanh xăng dầu là cả một giai đoạn, chúng ta phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chứ nếu Nhà nước ép doanh nghiệp quá cũng không được", Bộ trưởng Ninh nói.

"Có cơ hội, phải điều chỉnh giá xăng" 

Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương nói, Petrolimex cần chủ động cân đối hàng hoá giữ bình ổn nguồn hàng, giá cả xăng dầu từ nay đến cuối năm. Nhưng trên thị trường thế giới, giá dầu đang tăng cao, vậy chúng ta sẽ tiếp tục bù lỗ cho doanh nghiệp hay sẽ có tăng giá?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Đây là mặt hàng rất quan trọng với nền kinh tế, nếu điều hành không tốt thì không chỉ vấn đề giá, nó còn vấn đề ảnh hưởng đến cung - cầu hàng hoá, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng trong nước. 

Vì giá những tháng cuối năm tăng hơi cao nên Nhà nước đang muốn giãn lộ trình điều chỉnh giá dầu, đồng thời dừng điều chỉnh giá xăng. Vậy sau này, Nhà nước phải có cơ chế để cho doanh nghiệp được bù lỗ. Như tôi nói, đến khi nào có cơ hội điều chỉnh được giá xăng thì phải điều chỉnh và cho lập quĩ để điều hòa.

Chủ trương của Bộ Tài chính là thành lập các quĩ bình ổn giá xăng tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu?

- Đó chính là đề xuất của Bộ Tài chính. Trong sản xuất, kinh doanh, có những rủi ro, có lúc thì được, có lúc thì mất. Vì vậy, chúng ta phải nghĩ ra cách gì đó để doanh nghiệp chủ động. 

Ví dụ, ngân hàng thì cho người ta trích dự phòng rủi ro chẳng hạn. Đối với các doanh nghiệp thì cũng phải thế. 

Lúc giá lên, doanh nghiệp thu lời thì phải dành ra một khoản để lập quĩ. Lúc giá xuống thì không phải điều chỉnh mà giá dầu cứ lên, xuống hàng ngày, anh cứ điều chỉnh hàng ngày thì trong nước "chết". Sản xuất trong nước chạy theo cái đó thì nguy hiểm.

Thường thì các nước nghiên cứu có lộ trình, ví dụ hàng quí điều chỉnh một lần, nếu không thì 6 tháng một lần, nếu ổn định hơn thì một năm một lần. 

Nếu ổn định nữa thì vài năm người ta mới điều chỉnh một lần. Thế thì mình cũng phải nên có lộ trình đó để cho doanh nghiệp vừa chủ động và tất cả các thành phần kinh tế khác chủ động theo, Nhà nước cũng chủ động.

Đ xuất này có được các doanh nghiệp ủng hộ không, thưa ông?

- Tôi tin là doanh nghiệp ủng hộ, vì đây là tạo điều kiện để Nhà nước và doanh nghiệp đều chủ động.

Chưa thể sớm chấm dứt bù lỗ dầu

Dự kiến thu ngân sách năm 2008, Bộ Tài chính tính giá dầu bao nhiêu, thưa ông?

- Giá dầu biến động rất bất thường, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả kinh tế và chính trị. Sang năm, dự báo là kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng tốt, Mỹ, Nhật, Đức, khu vực đồng euro đều có tăng trưởng, nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu vẫn đang tăng, cho nên khả năng giá vẫn biến động rất bất thường. Chúng ta làm thế nào đó xây dựng dự toán vừa phải là tích cực, vừa phải chủ động. 

Nhà nước phải có cơ chế để cho doanh nghiệp được bù lỗ. Ảnh: LAD

Nếu giá bấp bênh mà ảnh hưởng thì sẽ vỡ ngân sách. Thu từ dầu, thu 100% của ngân sách Trung ương. Thứ hai, giá dầu thô tăng thì còn vấn đề lỗ dầu trong nước. Hiện nay Nhà nước chưa điều chỉnh giâ để bảo đảm không bù lỗ dầu. Có nghĩa là giá dầu thô cứ tăng thì lỗ cũng sẽ tăng mà khoản bù lỗ này chưa được ghi vào dự toán ngân sách để bù. Vì thế, chúng ta cân đối sao đó để bảo đảm hài hoà giữa vững chắc của ngân sách và điều hành của Chính phủ. 

Ví dụ năm nay chúng ta trình ra QH, sắp tới đây có thể QH sẽ thông qua giá 64 USD/thùng. Giá 64 USD ấy thì ghi trong cân đối ngân sách là tương đối vững chắc. 

QH cũng rất chặt chẽ và rất thực tế nên cũng đang dự thảo trong nghị quyết, nếu giá tăng cao hơn thì phần chênh lệch ấy được đưa vào dự phòng ngân sách Trung ương để trước hết bù giá dầu.

Xin ông cho biết quan điểm về việc tăng giá điện và tăng giá than sắp tới mà theo kế hoạch, lẽ ra giá than phải tăng rồi?

- Hiện nay, Chính phủ đang trình với QH, lẽ ra từ năm ngoái phải triển khai từng bước rồi và làm sao đến đầu 2008 không bù lỗ dầu nữa. 

Còn than chỉ còn một số hộ lớn thôi và vừa rồi cũng điều chỉnh một bước. Cũng định là cuối năm 2007 và đầu 2008 chấm dứt chế độ hai giá. Tuy nhiên tình hình giá cả thế giới biến động như thế, vì ổn định vĩ mô, vì đời sống người dân nên Nhà nước phải giãn lộ trình đó. 

Tôi hi vọng, sang năm chúng ta cũng lập kế hoạch để dần dần nền kinh tế có điều kiện hạch toán tốt hơn. 

Về nguyên tắc thì càng ngày càng phải sát với giá thị trường, nhưng trong ngắn hạn vẫn cần những biện pháp hành chính?

- Nước nào cũng thế thôi. Ngay cả pháp lệnh giá cũng vậy, không phải chúng ta sử dụng biện pháp hành chính một cách đơn thuần, vẫn phải có những trường hợp đặc biệt Nhà nước phải có can thiệp. 

Pháp lệnh giá cho chúng ta quyền ấy. Chính vì thế, mới nói kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

  • Vân Anh ghi

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,