221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1027768
Cần "đội mũ bảo hiểm" trước dòng vốn ngoại
1
Article
null
Cần 'đội mũ bảo hiểm' trước dòng vốn ngoại
,

(VietNamNet) - Nền tài chính của Việt Nam hiện đang phát triển khá lành mạnh nhưng cũng cần cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng tài chính mà nhiều nước mới nổi đã gặp phải. Cũng giống như trong giao thông, Việt Nam cũng cần một cái mũ bảo hiểm để tránh những cú sốc về tài chính khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều nhưng chính sách điều hành, quản lý còn có những bất cập.

Đây là ý kiến của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tại Hội thảo "Thị trường vốn và tài chính Việt Nam 2008" do Bộ Tài chính phối hợp với Tổ chức Euro Events và Ngân hàng cổ phần Quốc tế tổ chức ngày 23/1 tại Hà Nội.

>> Chứng khoán Việt Nam tụt xuống gần 800 điểm
>> Việt Nam bị ảnh hưởng nếu Mỹ suy thoái, song không mạnh
>> Fed dùng biện pháp mạnh, chứng khoán Mỹ vẫn giảm
>> Trái phiếu Chính phủ sẽ có thị trường chuyên biệt

Vốn nhiều cần quản lý tốt hơn

Theo Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, năm 2007, tỷ lệ vốn hoá trên thị trường cổ phiếu đạt khoảng 40% GDP và dư nợ trái phiếu cũng xấp xỉ 17% GDP.

Các chính sách, định chế của thị trường tài chính, chất lượng các dịch vụ tài chính được cải thiện sau khi Việt Nam gia nhập WTO... đang tạo điều kiện cho thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện, hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển.
 
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước các yêu cầu ngày càng gay gắt về cải cách mạnh mẽ hơn hệ thống ngân hàng, tài chính, cải cách hành chính, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá... để phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính trong các năm tới.

Thị trường chứng khoán phát triển nhanh, đòi hởi sự cải cách mạnh mẽ về cơ chế quản lý. (Ảnh: HOSE)

Thị trường chứng khoán phát triển nhanh, đòi hỏi sự cải cách mạnh mẽ về cơ chế quản lý. (Ảnh: HOSE)

Riêng về vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết, năm 2007, nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ 25 - 30% cổ phiếu các công ty niêm yết và doanh số giao dịch chiếm 18% toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư trên thị trường niêm yết chính thức là 7,6 tỷ USD. Nếu tính cả thị trường không chính thức ước đạt 20 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2006.

Trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư về thị trường vốn Việt Nam, bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính và đã từng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nhận định, năm 2007, thị trường đã phát triển nhanh nhưng còn tiềm ẩn những rủi ro do hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, do nguồn nhân lực chất lượng còn yếu và cách thức quản trị doanh nghiệp còn cần nhiều thời gian để thay đổi".

Ông Sin Foong Wong, Giám đốc Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhưng hiện vẫn còn rất nhiều rào cản về tiếp cận tài chính, đất đai..., ngược lại với tinh thần WTO. Việt Nam cần phải bỏ ngay những giấy phép kinh doanh không cần thiết mới đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trên những điều kiện kinh doanh công bằng hơn.

Tuy nhiên, với quan điểm khá tự tin của một DN, ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng Giám đốc VIB Bank cho biết việc gia nhập WTO, hội nhập sâu là cơ hội rất tốt để các ngân hàng thương mại cổ phần tranh thủ được công nghệ, vốn, khả năng quản trị, nhân lực của các định chế tài chính nước ngoài, qua đó, hoàn thiện hoạt động, năng lực cạnh tranh nhằm duy trì và mở rộng thị phần trong nước và nước ngoài.

Thị trường trái phiếu chưa phát triển tương xứng

Các nhà đầu tư và chuyên gia cũng bày tỏ sự quan tâm đến thị trường trái phiếu của Việt Nam. Theo đó, thị trường trái phiếu của Việt Nam nhìn chung còn nhỏ về qui mô, manh mún và giao dịch khó do tính thanh khoản còn chưa tốt.

Chi phí cho việc niêm yết trái phiếu còn cao so với nhiều nước. Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu chưa đủ mạnh và Việt Nam cần xây dựng những chuẩn mực về tính thanh khoản của trái phiếu. Trong khi đó, nhận thức chung của giới doanh nghiệp Việt Nam về phát hành trái phiếu là chưa cao, cho nên việc công bố thông tin, vấn đề đánh giá hệ số tín nhiệm - một yếu tố để quyết định việc phát hành trái phiếu thành công - chưa được quan tâm đầy đủ.

Thị trường trái phiếu là rất quan trọng nhưng theo ông Noritaka Akamasu, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, tính manh mún của thị trường đúng là một vấn đề nhưng giải quyết nó thì dường như Việt Nam chưa có những hành động đồng bộ.

Ông Trương Hùng Long, Phó Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụng của Bộ Tài chính nói rằng, do thị trường trái phiếu của Việt Nam còn đang ở trong giai đoạn đầu phát triển nên đang có những vấn đề phải giải quyết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vừa qua chưa chú ý đến việc phát hành trái phiếu do hoạt động của họ từ trước vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng, nhiều doanh nghiệp lớn vẫn còn đang tập trung cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO).

Tuy nhiên, một động thái mới nhất là Bộ Tài chính đã phê duyệt một đề án phát triển thị trường chuyên biệt cho trái phiếu. Đây có thể coi là bước khởi động chính thức để nâng cấp thị trường trái phiếu Việt Nam, phù hợp với vai trò của nó trong nền kinh tế.

  • Phước Hà
     
    Ý kiến của bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,