221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1037667
Lo lắng tìm cách đối phó với giá xăng dầu tăng
1
Article
null
Lo lắng tìm cách đối phó với giá xăng dầu tăng
,

 - Giá xăng dầu đột ngột tăng vào trưa 25/2 khiến các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bất ngờ và lo lắng. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp như vận tải hành khách, taxi đã khẩn cấp họp nội bộ để bàn biện pháp đối phó trước tình hình xăng tăng giá. Ngoài chợ, tình hình cũng “căng” không kém khi các bà nội trợ và tiểu thương cũng đang bị tác động tâm lý bởi giá xăng và vật giá đang chực chờ tăng theo.


 Giá cước vận tải sẽ tăng ít nhất 20%

Tại chợ Cầu Đỏ (Q.Bình Thạnh) sáng 26/2 thực phẩm chưa có dấu hiệu tăng rõ rệt nhưng việc tăng giá xăng dầu đã tác động mạnh đến tâm lý của người bán - người mua. Ảnh: Nguyễn Sa

Tại chợ Cầu Đỏ (Q.Bình Thạnh) sáng 26/2 thực phẩm chưa có dấu hiệu tăng rõ rệt nhưng việc tăng giá xăng dầu đã tác động mạnh đến tâm lý của người bán - người mua. Ảnh: Nguyễn Sa


Bà Hàn Thị Yến, Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây cho biết, các doanh nghiệp vận tải khách tại bến cũng rất lo lắng trước việc tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có doanh nghiệp nào có động thái chuẩn bị cho việc tăng giá cước. Theo bà Yến, giá xăng dầu tăng chắc chắn ảnh hưởng đến doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh. Bà Yến nhận định, trong vài ngày tới, các doanh nghiệp sẽ nhóm họp để bàn thảo cách đối phó với ảnh hưởng do việc trượt giá xăng dầu.

 

Việc tăng giá xăng dầu cũng sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của xe trong bến đối với xe “dù” hoạt động bất hợp pháp. Vì ngoài khoản thuế VAT, xe “dù” còn có lợi thế “trốn” được tiền thuê bến bãi trong bến.

 

Theo kinh nghiệm trong công tác quản lý vận tải khách, bà Yến cho rằng, đối với loại xe 16 ghế, tăng từ 4.000-5.000 đ/vé sẽ dễ được hành khách chấp nhận. Còn đối với loại xe lớn (xe đò), giá cước tăng thêm 3.000 đ/vé là hợp lý vì hiện tại, so với xe ôm và xe taxi, giá cước vận tải vẫn còn thấp hơn rất nhiều.

 

Ông Trần Duy Sinh, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết hiện nay, bến xe không có trách nhiệm quản lý giá cước vận tải mà do doanh nghiệp tự đăng ký với cơ quan chức năng. Sau 3 ngày đăng ký, doanh nghiệp vận tải sẽ chính thức áp dụng giá cước mới.

 

Tính đến tối 25/2, tại Bến xe Miền Đông chưa có doanh nghiệp nào có ý định đăng ký và niêm yết giá mới. Theo ông Sinh, nếu muốn làm ăn có lãi, doanh nghiệp vận tải phải tính toán sao cho giá vé tăng ít nhất 20%.

 

Taxi: Tăng giá sợ không ai đi!

 

Không chỉ có các doanh nghiệp vận tải khách thấp thỏm mà hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh taxi cũng đang rối bời. “Các doanh nghiệp trong hiệp hội vừa nghe tin đã giật nảy mình. Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp nào đề xuất về ý kiến tăng giá cước taxi”- ông Đinh Quang Hiền, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM cho biết.  

 

TIN LIÊN QUAN

Theo ông Hiền, việc tăng giá xăng dầu vào thời điểm hiện tại khiến các doanh nghiệp kinh doanh taxi phải “đau đầu”. Nhất là trong tình cảnh giá cước taxi vừa mới điều chỉnh qua nhiều cuộc biến động giá xăng dầu trong hai năm qua. “Đợt trước tăng giá rồi. Nếu đợt này phải tăng giá nữa, không biết có còn khách chịu đi taxi nữa hay không”- ông Hiền băn khoăn.

 

Một chủ doanh nghiệp taxi cho biết trong tình hình giá dầu chạy “ma-ra-tông” như hiện nay - đặc biệt có khả năng giá dầu còn có thể tăng tiếp tục -  sẽ gây tác hại to lớn đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp vì doanh nghiệp luôn rơi vào thế bị động “chạy đua” với biến động giá.

 

Do giá xăng dầu chiếm đến 50% giá thành vận chuyển nên trong hoạt động kinh doanh taxi, xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cước. Đó là chưa tính đến yếu tố bất lợi vì phải cạnh tranh giữa các hãng taxi với nhau.

 

Ông Hiền phân tích: Để “sống sót” qua đợt tăng giá này, đơn vị nào có nhiều xe phải giảm xe và phải tính toán lại định mức xăng dầu mới mong công việc kinh doanh thuận lợi. Hiện Hiệp hội taxi TP.HCM có 30 thành viên với khoảng 7.000 đầu xe. Các đơn vị thành viên hiện rất lo lắng. “Phải có lộ trình về biến động giá xăng dầu, cứ đột xuất tăng thì chúng tôi có nước chết…”- ông Hiền lo lắng.  

 

a

Người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu mức giá cao nhất, sau khi nhà buôn  đã cộng các chi phí tăng trong sản xuất, vận chuyển... Ảnh: Nguyễn Sa


Thực phẩm chực chờ lên giá

 

7g30 sáng nay (26/2) tại chợ Cầu Đỏ (Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh) chị Lê Thị Thảo đang xách giỏ đi chợ cho hay: “Bây giờ giá cả ghê quá, mới ngủ dậy qua một đêm mà giá đã khác. Chỉ có hai trái mướp bé này thôi mà tới chín ngàn đồng”. Vừa nói chị vừa xách 2 trái mướp lên để minh họa, chị Hồng, người bán hàng đốp chát ngay: “Giá đó là chưa tăng đâu, mai mốt gì sẽ còn tăng nữa chứ xăng lên quá trời mà, tụi tui cũng phải chịu chứ ai mà ham bán mắc!”

 

Nỗi lo của tiểu thương ở chợ lẻ như vậy không phải là không có lý do, vì qua mỗi đợt xăng tăng giá chi phí vận chuyển hàng hóa nông sản thực phẩm từ các tỉnh về TP.HCM sẽ tăng theo ngay.

 

Theo kinh nghiệm của các lần xăng tăng giá trước và theo kết quả báo cáo tổng hợp từ Sở Thương mại TP.HCM, sau mỗi đợt điều chỉnh giá xăng dầu thì chi phí cho mỗi chuyến hàng về chợ đầu mối sẽ tăng từ 50.000-100.000 đồng/chuyến. Khoản chi phí này sẽ được tiểu thương chia ra và tính thêm vào hàng hóa và người tiêu dùng là những người hứng chịu kết quả sau cùng.

 

Khảo sát thực tế một số mặt hàng thực phẩm tươi sống như cá biển, thịt và rau quả thì trong sáng 26/2 giá cả vẫn chưa có biến động nhiều so với những ngày trước. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương dự báo trong những ngày tới khả năng hàng hóa, thực phẩm sẽ tăng từ 500-1.000 đồng/kg.

 

Tại kênh siêu thị, thông thường giá hàng hóa tăng chậm hơn ngoài chợ do siêu thị ký hợp đồng đặt hàng với các nhà cung cấp theo định kỳ hàng tháng. Trao đổi với VietNamNet một số siêu thị cho hay có thể trong vài ngày tới các nhà cung cấp, sản xuất hàng hóa sẽ gửi thông báo, đề nghị tăng giá hàng hóa do chi phí sản xuất tăng.

 

  • Nguyễn Sa - Trần Duy 

Ý kiến của bạn đọc:

Email: thanhnv42@yahoo.com.vn
Giá xăng dầu tăng thực là một áp lực lớn lên đời sống của người dân. Xăng, dầu lại tiếp tục lên giá lần này sẽ đẩy giá cả sinh hoạt lên cao. Như vậy cuộc sống của người dân tiếp tục lao đao. Đề nghị Chính phủ sớm có biện pháp bình ổn giá. Như khuyến khích tìm nguồn nhiên liệu khác thay thế xăng, dầu xuất xứ từ dầu mỏ, mở rộng đối tượng nhập xăng dầu, giảm thuế... Đã thả nổi xăng dầu thì phải đồng bộ cho nền kinh tế thị trường hoàn toàn. Nếu không sẽ chỉ làm giàu cho một số ít người vốn đã giàu lại càng giàu hơn còn người dân thì khổ hơn. 

Nguyen Ngoc Hai, địa chỉ: Khối 15 - P. Lê Lợi- TP. Vinh- Nghệ An
Email: NgocHai58@yahoo.com
Giá xăng Việt Nam tăng theo giá thị trường thế giới là hợp lý, nhưng khi giá thế giới giảm thì phải điều chỉnh giảm xuống theo.



Ngô Minh, Email: ken_ngo@163.com
Tôi là một độc giả thường xuyên theo dõi báo điện tử, sáng nay đọc được tin giá xăng tăng lên 14.500đ.Đối với cá nhân tôi thì chuyện tăng giá này chỉ là sớm muộn mà thôi. Một lần nữa các doanh nghiệp xăng dầu lại lựa chọn phương án tăng kịch trần giá xăng cho phép (1.500đ).Tôi cũng hiểu đây là trường hợp bất khả kháng. Nhưng tôi cảm thấy lạ một điều khi giá xăng thế giới tăng thì các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam thi nhau kêu lỗ và đồng loạt tăng giá. Nhưng khi giá xăng giảm, các doanh nghiệp này đã thu hồi lại vốn thì họ không có giấu hiệu giảm giá, mà có giảm thì cũng chỉ bằng 1/3 giá họ đã tăng (500đ), vậy 2/3 (1000đ) trong suốt thời gian xăng dầu thế giới đã giảm giá thì ở đâu? Tiến 3 lùi 1 thế này thì người chịu khổ chính là người dân.

Xin gửi ý kiến của bạn về đây:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,