221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1041583
ĐBSCL: Nông dân lại gặp khó do bị ép giá
1
Article
null
ĐBSCL: Nông dân lại gặp khó do bị ép giá
,

 - Ngày 5/3, Công ty Mê Kông Cần Thơ đã có công văn gửi thường trực Thành ủy và UBND thành phố Cần Thơ đề nghị Chính phủ yêu cầu ngân hàng “mở cửa” cho doanh nghiệp (DN) vay vốn để thu mua lúa vụ đông xuân đang vào độ thu hoạch rộ.

Mô tả ảnh.
Hiện trên các cánh đồng ở ĐBSCL, nông dân đang thu hoạch và chờ DN mua lúa... (Ảnh: Q.Đông) 

Hiện trên các cánh đồng ở ĐBSCL, nông dân đang thu hoạch và chờ DN mua lúa để làm nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và để được vay tái đầu tư sản xuất. Thế nhưng, nhiều DN ở ĐBSCL đã gặp khó khăn khi các ngân hàng từ chối không cho vay vốn sản xuất kinh doanh! Theo DN, ngân hàng từ chối cho vay vì lý do không đảm bảo nguồn tiền dự trữ bắt buộc! Hậu quả là các DN chế biến xuất khẩu nông thuỷ sản đã dựa vào lý do: Nếu không có tiền thì sẽ không thực hiện đúng hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân.

Theo Công ty Mê Kông, nếu không có tiền của ngân hàng thì lúa sẽ không được tiêu thụ và tranh chấp giữa DN với nông dân sẽ nổ ra. Tình hình nông thôn sẽ bất an. Cuối cùng là nông dân lãnh đủ... bắt đầu từ việc ngân hàng địa phương đổ lỗi cho chính sách tiền tệ chống lạm phát từ trung ương nên không có tiền cho DN vay. Còn DN lại đổ lỗi do ngân hàng không cho vay nên từ chối không mua lúa của nông dân.

Mê Kông đã phản ánh trong công văn gửi cấp thẩm quyền, cho rằng tới thời điểm lúa đã thu hoạch đầy đồng và dù công ty đã có cố gắng chạy vay nhưng vẫn không đủ vốn thu mua, trong khi các ngân hàng có quan hệ tín dụng với công ty như Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh TP. Cần Thơ, NH Nông nghiệp chi nhánh TP. Cần Thơ đều từ chối cho vay vốn theo hợp đồng của công ty.

Năm 2002 - 2007 Công ty Mê Kông đã ký hợp đồng với 10.000 hộ nông dân sản xuất 20.000ha và bao tiêu 100.000 tấn lúa hàng hoá theo hình thức thông qua hợp đồng. Còn vụ đông xuân 2007-2008 này công ty kí hợp đồng bao tiêu 23.000 tấn lúa hàng hoá, do đó vốn theo kế hoạch thu mua đến thời điểm này đang là vấn đề hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty Mê Kông đang cần ngân hàng cho vay 100 tỷ đồng để thu mua 23.000 tấn lúa hàng hóa mà công ty hợp đồng với các hộ nông dân mua theo hợp đồng

Giám đốc NH Nhà nước chi nhánh Cần Thơ Hà Hồng Ngọc nói sẽ kiểm tra “thực hư” tình hình cho vay tại các ngân hàng mà DN đề cập. Nếu thật sự ngân hàng không thiếu tiền mặt và DN thật sự khát vốn ít nhất đến thời điểm này không còn đồng nào để mua lúa của nông dân thì sẽ điều phối lại nguồn tiền. Cụ thể hơn, sẽ đề nghị NH để xuất biện pháp cho vay phù hợp với qui định chung trước khi có kiến nghị ở tầm vĩ mô đối với chính sách tiền tệ đặc trưng ở vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ĐBSCL.

Tuy nhiên, một bộ phận nông dân cũng cho biết đã có hiện tượng nhà máy, DN đã làm eo, lợi dụng tình hình ngân hàng hạn chế hoặc từ chối không cho vay nhất là thông tin sau khi các ngân hàng cổ phần đồng loạt đẩy lại suất cho vay lên mức 1,25 - 1,6 %/tháng đã ép giá thu mua lúa, cá của nông dân.

Nông dân TVH ở Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ nói, không biết tình hình thị trường biến động thế nào nhưng DN đã hạ giá mua cá tra từ 15.200 xuống 14.000 đồng có nơi dưới 13.500 đồng thấp hơn giá thành sản xuất. Tương tự, giá lúa chất lượng cao có nơi đã rơi từ 4.300 đồng xuống 4.100 đồng/kg, lúa thơm 5.200 đồng xuống 4.800 đồng/kg.

DN không vay được ngân hàng thì cùng lắm không mua lúa của nông dân, còn nông dân thì không thể không bán hàng hoá của mình để trang trải nợ nần và giữ chữ tín với NH. Không ít người khủng hoảng đã bấm bụng bán sản phẩm với giá bèo, bán tháo để cắt rủi ro lỗ lãi.

  • Q. Đông
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,