221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1044609
Chứng khoán bất ngờ giảm mạnh trước nhiều diễn biến không thuận
1
Article
null
Chứng khoán bất ngờ giảm mạnh trước nhiều diễn biến không thuận
,

 - Trước khá nhiều diễn biến không thuận, chứng khoán Việt Nam đã bất ngờ đồng loạt quay đầu giảm sàn sau 1 tuần tăng nhẹ nhờ các biện pháp ổn định thị trường của Chính phủ.

Sau khi tăng nhẹ 3,66 điểm trong tuần trước, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (17/3), chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam bất ngờ giảm tới 28,09 điểm (tương đương giảm 4,36%) xuống 615,71 điểm.

Gần 100% cổ phiếu có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM giảm giá với đại đa số giảm hết biên độ cho phép. Các cổ phiếu chủ chốt đều giảm kịch sàn cho dù đã mất khoảng 30-50% so với cách đây hơn 1 năm (giữa tháng 3/2007).

Khối lượng giao dịch tiếp tục đứng ở mức khiêm tốn với hơn 11 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, trị giá hơn 600 tỷ đồng.

1
Sự u ám lại quay trở lại với các sàn giao dịch chứng khoán. Ảnh minh hoạ: LAD

Nhiều diễn biến không thuận

Một thông tin được các nhà đầu tư bàn tán rất nhiều ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay là giá vàng bất ngờ tăng vọt phá ngưỡng 1.000 USD/ounce một cách rất dễ dàng.

Giá vàng thế giới liên tục được cập nhật và cho đến 9h sáng nay (giờ Việt Nam) giá vàng đã lên tới gần 1.030 USD/ounce.

Việc giá vàng liên tục tăng mạnh trong thời gian vừa qua và đang có xu hướng tăng tiếp đã khiến các nhà đầu tư rất lo ngại đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Dường như đang có sự bất ổn rất lớn đối với kinh tế thế giới khi mà giá dầu và vàng liên tục tăng cao, liên tục lập kỷ lục cao mới và chưa có dấu hiệu dừng lại”, chị Thu Hiền, một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán SeABank sáng nay nói.

Trên thực tế, việc giá vàng bất ngờ tăng mạnh là do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quá lo ngại khủng hoảng tài chính và đã tiếp tục quyết định cắt giảm lãi suất chiết khấu đối với tiền cho các ngân hàng vay trong phiên họp diễn ra chiều tối 16/3 (sáng 17/3, tính theo giờ VN).

Cụ thể, Fed đã cắt giảm 25 điểm phần trăm, từ mức 3,5% xuống mức 3,25%/năm.

Đây là động thái mới nhất của Fed nhằm ngăn chặn bóng ma khủng hoảng tài chính gây ra từ sự suy giảm trên thị trường nhà đất và thị trường cho vay thế chấp trong bối cảnh nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu vừa nhận định kinh tế Mỹ đã lâm vào một cuộc suy thoái trầm trọng, có thể là tồi tệ nhất kể từ sau Đại chiến thứ II. Mối lo ngại càng lớn khi vào ngày thứ Sáu cuối tuần vừa qua, một ngân hàng đầu tư của Mỹ (Ngân hàng Bear Stearns) đã chuẩn bị phá sản, và phải được cứu trợ khẩn cấp bởi FED và một đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, giá cả các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất như xăng dầu, vật liệu xây dựng… tiếp tục đứng ở mức cao và lạm phát được dự báo là có giảm so với mức cao kỷ lục trong tháng 2 nhưng vẫn sẽ rất cao. Đây là yếu tố khiến cho các chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá vẫn sẽ được tiếp tục duy trì.

Hơn nữa, cung-cầu chứng khoán có khả năng vẫn sẽ mất cân bằng khi mà lượng cung hàng hoá cho thị trường chứng khoán vẫn cao (IPO một số DN mới, PVFC chuẩn bị lên sàn, DN niêm yết phát hành thêm cổ phiếu…) trong khi cầu cổ phiếu có khả năng còn suy giảm (do ngân hàng ngân hàng thiếu tiền đồng và phải thắt chặt cho vay, một lượng tiền lớn được chuyển sang đầu tư vào những mặt hàng nóng hơn như vàng…)

“Thị trường vẫn còn u ám quá. Diễn biến sáng nay làm tôi gợi nhớ tới phiên đầu tuần trước nữa (3/3/2008) khi mà HOSE cũng đã giảm 28 điểm và sau đó là một cuộc tháo chạy kéo VN-Index về 583,45 điểm”, một nhà đầu tư nói.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư khác hy vọng tuần này sẽ không lặp lại diễn biến như đợt tháo chạy hồi đầu tháng này.

“Phiên giao dịch hôm nay chịu tác động của những dự báo bi quan về kinh tế Mỹ và việc hôm nay là hạn chót NHNN rút 20.300 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại về. Tuy nhiên, tuần này có một điểm khác so với đợt sụt giảm xuống dưới 600 điểm vừa qua là sự “vào cuộc” của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)”, anh Hoàng Giang, một chuyên viên phân tích chứng khoán nhận định.

“Rất nhiều khả năng khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm vào sáng mai, SCIC sẽ lại mua vào các cổ phiếu blue-chips”, anh Giang hy vọng.

17/3: Gần 100% cổ phiếu HOSE giảm kịch sàn

TIN LIÊN QUAN
Với lượng đặt bán được tung ra rất lớn ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, các cổ phiếu đồng loạt giảm giá rất mạnh ngay khi kết thúc đợt 1 với chỉ số VN-Index giảm 20,57 điểm (tương đương 3,19%) xuống 623,23 điểm. Sự giảm giá tiếp tục mạnh dần lên và chung cuộc chỉ số VN-Index đã chốt lại ở mức 615,71 điểm.

Trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết, chỉ có 2 mã tăng giá, 2 mã đứng giá, còn lại toàn bộ 149 giảm giá.

Hầu như toàn bộ các mã giảm giá đã đều giảm kịch sàn và các mã chủ chốt trên sàn cũng rơi vào tình trạng giảm hết biên độ cho phép.

Cụ thể, 3 cổ phiếu cùng giảm 6.000 đồng là PVD của PV Drilling, VNM của Vinamilk và FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT xuống tương ứng 116.000 đồng/cổ phiếu, 117.000 đồng/cổ phiếu và 131.000 đồng/cổ phiếu.

Đại gia STB của Sacombank giảm 2.400 đồng xuống 46.400 đồng/cổ phiếu; DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 2.500 đồng xuống 55.000 đồng/cổ phiếu; PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 2.200 đồng xuống 43.300 đồng/cổ phiếu.

HPG của Hoà Phát và SSI của Chứng khoán Sài Gòn cùng nhau giảm 4.000 đồng xuống cùng mức giá là 77.000 đồng/cổ phiếu.

2 mã hiếm hoi tăng giá là RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia tăng 1.500 đồng lên 53.500 đồng/cổ phiếu và RHC của CTCP Thuỷ điện Ryninh 2 tăng 400 đồng lên 37.400 đồng/cổ phiếu.

Về khối lượng khớp lệnh, STB nhiều nhất với hơn 1,9 triệu cổ phiếu, DPM với 1.642.900 cổ phiếu, PRUBF1 với 767.360 ccq, sau đó là các mã SSI, VFMVF1, PPC, PVD, DPR, RIC...

Sàn Hà Nội: Cổ phiếu giảm mạnh 6,47% xuống 210,16 điểm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới (17/3), cùng chung kịch bản với VN-Index, chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội mất điểm mạnh với hầu như tất cả các cổ phiếu giảm giá.

Nếu như trong 3 phiên giao dịch cuối tuần trước, các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trong cả quyết định mua và bán thì bước sang phiên giao dịch đầu tuần mới sự lo lắng về những diễn biến không thuận cả trong và ngoài nước đã khiến nhiều người đã quyết định bán ra.

Chỉ số HASTC-Index chung cuộc giảm mạnh 14,53 điểm (tương đương giảm 6,47%) xuống 210,16 điểm. Bảng điện tử giao dịch của sàn Hà Nội bao phủ một màu đỏ rực khi chỉ có 3 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch, còn lại 123 mã giảm giá.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm mạnh, tổng khối lượng giao dịch đã tăng gần 50% đạt hơn 5,1 triệu cổ phiếu, giá trị tăng 33% đạt hơn 277 tỷ đồng.

Hàng loạt những cổ phiếu lớn có ảnh hưởng đến thị trường trên sàn Hà Nội phiên này tiếp tục mất điểm. Đại gia ACB giảm 4.000 đồng, BTS giảm 1.100 đồng, BVS giảm 7.700 đồng, BMI giảm 5.600 đồng, BCC giảm 1.600 đồng, KBC giảm 1.800 đồng, KLS giảm 2.900 đồng, NTP giảm 4.500 đồng, PVI giảm 2.500 đồng, PVS giảm 4.800 đồng, VNR giảm 3.400 đồng…

Theo thống kê, có hơn 10 mã giảm sàn trong phiên sáng nay. Ngoài ra, còn một loạt cổ phiếu có biên độ giảm mạnh từ 8% đến trên 9%.

Xét về giá trị tuyệt đối, S99 là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường khi giảm sàn 14.300 đồng xuống còn 130.600 đồng. 2 cổ phiếu cũng có mức giảm mạnh trên 10.000 đồng gồm RCL giảm 13.000 đồng và VSP giảm 11.200 đồng.

  • Nhất Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,