221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1050963
Vinapco có thể bị phạt 10% doanh thu năm 2007!
1
Article
null
Vinapco có thể bị phạt 10% doanh thu năm 2007!
,

 - "Việc Công ty Xăng dầu hàng không (Vinapco) đơn phương ngừng cung cấp xăng cho máy bay Pacific Airlines (PA), nếu vi phạm luật cạnh tranh, có thể bị hội đồng cạnh tranh (HĐCT) ra phán quyết nặng nhất là phạt 10% doanh thu tài chính năm 2007" - ông Trần Anh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lí cạnh tranh (QLCT), thuộc Bộ Công thương, cho biết.

"PA không có gì phải "e ngại" khi kiện Vinapco!"

- Thưa ông, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng "việc ngừng cung cấp xăng của Vinapco là lợi dụng vị thế độc quyền để đối xử không công bằng". Nhưng Giám đốc Vinapco lại nói họ "đúng là ở tư thế độc quyền nhưng không hành động độc quyền"! - quan điểm của Cục về vấn đề này như thế nào?

Mô tả ảnh.

Phó Cục trưởng Cục QLCT Trần Anh Sơn (Ảnh: C. Hiếu)

Với tư cách là một cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, Cục QLCT phải thông qua một cuộc điều tra, lúc đó mới đưa ra kết luận, báo cáo điều tra đó sẽ được trình lên hội đồng xử lý cạnh tranh quyết định sự việc là đúng hay sai. Các bạn hình dung nó giống như quan hệ giữa cơ quan điều tra công an với toà án và viện kiểm sát vậy.

Vì vậy, trong quá trình điều tra, Cục cũng không có quyền đưa ra kết luận người này đúng hay sai, phán quyết cuối cùng đó thuộc về hội đồng cạnh tranh.

Trong vụ việc này, trước mắt có thể nói việc Vinapco ngừng cung cấp nhiên liệu là có dấu hiệu sai phạm. Ít nhất là đã vi phạm đến quyền lợi người tiêu dùng. Theo báo chí nói thì có khoảng hơn 5000 hành khách bị nhỡ chuyến, dù chưa có con số thống kê nhưng có biết bao nhiêu doanh nhân, khách quốc tế... sẽ ảnh hưởng tới chuyện làm ăn, công việc của họ. Mặt khác uy tín của hãng hàng không này cũng sẽ bị giảm sút.

 - Trong trường hợp PA không kiện, thì Cục QLCT sẽ có động thái như thế nào?

Mình không nên giả định, vì có nhiều thông tin khác nhau. Nhưng Pacific Airlines không có vấn đề gì phải sợ cả!

- Trả lời VietNamNet hôm 2/4, Tổng Giám đốc PA Lương Hoài Nam cho biết không có ý định khởi kiện Vinapco, Cục QLCT có biết?

Có thể là PA không nói khái niệm kiện ra toà án kinh tế hoặc dân sự. Nhưng họ có thể khiếu kiện lên Cục Quản lí cạnh tranh vì thực tế vụ việc này đang ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, đến công việc kinh doanh của Pacific Airlines. Khi có đơn khiếu kiện, chúng tôi dễ dàng vào cuộc hơn nhiều.

Bởi nếu không, cứ có một doanh nghiệp thỉnh thoảng lại bị doanh nghiệp độc quyền doạ thế này thế kia thì làm sao mà tồn tại được. Trong trường hợp không khiếu kiện, các doanh nghiệp cũng nên hợp tác với Cục, phải cung cấp các bằng chứng cho các cơ quan công quyền.

- Vậy đến thời điểm này, Cục QLCT đã có động thái gì?

Ông Trần Anh Sơn cũng cho biết, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã vào cuộc tìm hiểu vụ việc vì có thể nhiều thương gia, khách quốc tế  trong số hơn 5000 khách hàng bị trễ các chuyến bay đó sẽ nhờ Hội can thiệp!

Hôm qua (3/4), chúng tôi đã có công văn số 57 gửi Vinapco, yêu cầu họ cung cấp thông tin về việc ngừng bán xăng cho PA. Văn phòng phía Nam của Cục cũng đã tiến thành thu thập tài liệu từ phía PA để có hướng giải quyết.

Nếu như thấy có dấu hiệu thì sẽ mở cuộc điều tra sơ bộ, khi phát hiện rõ dấu hiệu thì sẽ mở cuộc điều tra chính thức. Sau đó chúng tôi sẽ có kết luận điều tra, và chuyển sang hội đồng cạnh tranh, trên cơ sở đó hội đồng này sẽ thành lập các hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Hội đồng đó sẽ thông qua một phiên điều trần đối với 2 doanh nghiệp, lúc này buộc các doanh nghiệp phải tranh luận, dù muốn hay không thì họ cũng phải đến phiên điều trần. Sau đó hội đồng sẽ có phán quyết cuối cùng.

- Trong trường hợp kết luận là Vinapco phạm luật, họ bị xử lí ra sao?

Với thẩm quyền của mình, hội đồng cạnh tranh có thể đưa ra phán quyết cao nhất là phạt tiền Vinapco bằng 10% doanh thu tài chính năm 2007, số tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước.

Còn khi PA kiện ra tòa, thì lại là một câu chuyện khác!

Vinapco đừng nói chuyện "môi trường cạnh tranh hoàn hảo" ở đây!

- Trở lại với tình tiết của vụ việc, Vinapco nói đã gửi 3 công văn đề nghị tăng giá dịch vụ cung cấp xăng trước đó, nhưng sau khi PA không phúc đáp thì họ mới đơn phương cắt hợp đồng bơm nhiên liệu để tự vệ, để tránh phá sản, ông nghĩ sao về việc này?

Thì thế nên chúng tôi mới ra văn bản yêu cầu Vinapco cung cấp tài liệu giải trình từ đâu mà dẫn đến tình trạng này.

Ta phải xem mức giá mà Vinapco yêu cầu với PA có đặt ra tương tự với các hãng hàng không khác hay không vì phải xét trên tổng thể. Theo tôi được biết hiện nay có tới 28 hãng hàng không có sử dụng tiếp nhiên liệu của Việt Nam.

Song cũng phải nói thêm, trong 1 doanh nghiệp có các doanh nghiệp thành viên thì chuyện điều chỉnh giá cả trong nội bộ là chuyện hết sức bình thường.

Mô tả ảnh.

Ông Trần Anh Sơn cũng là người chủ trì soạn thảo Luật Cạnh tranh! (Ảnh: C.Hiếu)

- Nhưng PA cũng nói rằng họ đã có công văn chưa đồng ý giá và đề nghị các cơ quan về giá can thiệp, trong thời gian đó thì Vinapco đã đơn phương ngừng cung cấp xăng? Với tư cách là một người từng làm kinh doanh, cũng là người đặt bút viết ra Luật Cạnh tranh, ông bình luận gì?

Với tư cách là người từng làm doanh nghiệp thì chúng tôi không bao giờ có văn hoá ứng xử doanh nghiệp như vậy cả.

Hơn 10 năm trước, 1 doanh nghiệp nhà nước do tôi đứng đầu cũng may mắn được độc quyền cung cấp lốp ô tô của Ấn Độ sản xuất. Khi đó, doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp duy nhất được ủy thác nhưng tôi không vì thế mà hành xử như... kiểu Vinapco!

Cách làm của Vinapco rõ ràng là "có vấn đề"! Thường thì trong kinh doanh phải có sự nhường nhịn nhau một chút. Mà đa số doanh nghiệp hiện nay đều làm như vậy thì mới phát triển được chứ.

Về mặt pháp lý thì phải xem hợp đồng, nhưng thông thường khi ký kết hợp đồng bao giờ hai bên đều phải lường trước được tất cả các trường hợp bất khả kháng, trường hợp nào có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, trường hợp nào thì ngồi lại với nhau.

Thông thường một bên vi phạm hợp đồng mà không đưa ra lý do gì thì bên kia có quyền khởi kiện ra toà. Vụ việc này về bao trùm là một vụ tranh chấp dân sự, ở phạm vi hẹp hơn là một vụ tranh chấp về kinh tế. Giả sử PA là người bị hại, thì hoàn toàn có thể khởi kiện ra toà.

- Khi ký hợp đồng, Vinapco rõ ràng là một công ty độc quyền thì nội dung đã phải căn cứ trên các quy định, điều khoản của Luật Cạnh tranh, đó là phần cứng để hai bên thoả thuận ký kết. Trong trường hợp này, tính pháp lý của hợp đồng theo phân tích của ông đúng-sai, cụ thể như thế nào?

Như tôi đã nói việc đúng sai phải qua một cuộc điều tra, vì nhận định phải căn cứ vào rất nhiều điều kiện, trong đó có các điều kiện trong hợp đồng của hai bên.

Khi chúng tôi ra văn bản yêu cầu thì rõ ràng đã có một cái gì đó bất bình thường. Nếu không có gì thì chúng tôi cũng chẳng phải can thiệp vào.   

- Đại diện bên Vinapco có nói rằng, trong một môi trường cạnh tranh hoàn hảo ông ấy có quyền lựa chọn một đối tác chiến lược. Trong hai đối tác VNA và PA, công ty này đã chọn VNA vì đây là đối tác tiềm năng, mua nhiều hơn và có quan hệ lâu bền hơn, nên khi bán hàng sẽ ưu đãi hơn?

Nếu bảo khái niệm về môi trường cạnh tranh hoàn hảo trên thực tế là không có. Một thị trường được coi là cạnh tranh tương đối hoàn hảo thôi thì cũng phải có vô số doanh nghiệp tham gia mua bán, cung ứng. Trong trường hợp này thì tôi chưa nhìn thấy sự cạnh tranh hoàn hảo nào.

Xin cám ơn ông!

  • Chí Hiếu  (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;