221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1058677
Thủ tướng: Chính phủ không để dân thiếu gạo!
1
Article
null
Thủ tướng: Chính phủ không để dân thiếu gạo!
,

- Tại cuộc giao ban trực tuyến lịch sử đầu tiên với các bộ ngành và 8 tỉnh, thành phố sáng 27/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

>>> Toàn cảnh cơn "sốt ảo" giá gạo

Lãnh đạo 8 tỉnh, thành phố tham gia giao ban trực tuyến với Thủ tướng về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2008 và triển khai thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát gồm : Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, TP.HCM và Cần Thơ.

Tổng kết tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, mặc dù chịu sức ép lạm phát trong nước cũng như diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, song tăng trưởng GDP quý I đạt mức khá cao với 7,4%.

Mô tả ảnh.
Chính phủ quyết tâm kiềm chế lạm phát. Ảnh : XL

Đáng chú ý, xuất khẩu tháng 4 tăng 39%, cao nhất từ trước đến nay. Song mức tăng trưởng này lại tỉ lệ nghịch với mức nhập siêu hơn 60% mà như nhận định của Thủ tướng là "quá cao".

Đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm đạt 7,6 tỷ USD, tăng 41%. Bình quân chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng qua ở ngưỡng 11,6%, tuy đứng ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu chững lại, giảm dần.

Thủ tướng nói: "Ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững". Đây là "quyết tâm của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng và toàn dân".

Để đạt mục tiêu, Thủ tướng cho biết sẽ trình Quốc hội xem xét việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng năm 2008. Theo dự tính, GDP năm 2008 đạt khoảng từ 8,5% đến 9%. Tuy nhiên, trước sức ép lạm phát và khó khăn chung, mức tăng trưởng này buộc phải điều chỉnh, xuống khoảng 7%.

Thủ tướng cũng lưu ý 3 lĩnh vực trọng tâm cần đẩy mạnh thực hiện là sản xuất, thu hút đầu tư và xuất khẩu. "Không cách nào cứu được nền kinh tế bằng việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu", ông nói.

Không thể kiềm chế lạm phát đột ngột

Kiềm chế lạm phát và giá cả là nội dung bao trùm cuộc giao ban trực tuyến. Lãnh đạo các tỉnh, thành đều thông báo thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát và giá cả leo thang như cắt giảm hội họp, hạn chế mua sắm tài sản công, công tác nước ngoài bằng ngân sách chung, từ chối chi đối với những khoản vượt quá quy định, giảm đầu tư cho những công trình không cần thiết, tập trung nguồn lực cho các dự án liên quan đến đời sống dân sinh, giảm lễ lạt khánh thành, thi đua khen thưởng ....

Trong nỗ lực kiềm chế giá cả leo thang, từ nay đến tháng 6, các tỉnh, thành địa phương quán triệt sẽ không tăng giá các dịch vụ liên quan đến đời sống dân sinh như vé xe bus, cầu đò, nước sạch, học phí...

Riêng Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết địa phương này sẽ áp dụng giải pháp trên đến cuối năm nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân thành phố.

Hai địa phương Hải Phòng và Khánh Hòa còn quy định các cơ sở kinh doanh phải đăng ký, niêm yết giá dịch vụ để không xảy ra tình trạng đầu cơ, "làm giá" người dân.

Phát biểu chỉ đạo chung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh "kiềm chế lạm phát nhưng không thể giảm đột ngột. Tinh thần chung là phấn đấu kiềm chế theo chiều hướng giảm dần".

Nhận trách nhiệm với doanh nghiệp và người dân về tình hình khó khăn hiện nay, song Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với Chính phủ, giảm chi tiêu đầu vào, tiêu hao năng lượng.

Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương chống tình trạng đầu cơ, tăng giá và buôn lậu.

Mô tả ảnh.
Cuộc giao ban trực tuyến đầu tiên của Chính phủ. Ảnh: XL

"Chính phủ không để dân thiếu gạo"

Tại cuộc giao ban, lãnh đạo một số tỉnh, thành như TP.HCM, Đà Nẵng đã kiến nghị giải pháp chỉ đạo của Thủ tướng về tình trạng "sốt ảo" gạo trong nước do lo ngại cuộc khủng hoảng gạo trên thế giới hiện nay.

Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết đang xảy ra tình trạng người dân thành phố đổ xô đi mua gom gạo ở các siêu thị do lo ngại tình trạng khan hiếm gạo, khiến giá gạo tăng cao.

Ông Quân băn khoăn "lượng gạo không giảm nhưng do những thông tin liên quan đến tình hình lương thực thế giới đã gây lo lắng cho người dân, khiến chủ đầu nậu tăng giá, gây khó khăn cho điều hành ở địa phương".

Trước kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tình trạng tăng giá, đầu cơ giá gạo, nếu có, không phải do thiếu gạo. Mặc dù thế giới đang trong cuộc khủng hoảng lúa gạo, song Việt Nam vẫn đủ gạo đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu.

Thủ tướng cho biết bà con nông dân vừa qua trúng vụ mùa đông xuân, đạt 9 triệu tấn, bình quân trên 6 tấn/ha. Đầu năm nay, Việt Nam đã ký nhận hợp đồng xuất khẩu 1 triệu 800 ngàn tấn. Không chỉ đảm bảo xuất khẩu, Chính phủ còn tăng dự trữ quốc gia hàng trăm nghìn tấn gạo.

Liên quan đến chủ trương xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ chưa chủ trương ký hợp đồng xuất khẩu tiếp. "Bán tới đâu, sẽ ký tiếp tới đó. Dù thế nào cũng phải đảm bảo an ninh lương thực mới đến xuất khẩu gạo"

Thủ tướng cam kết "Gạo không thiếu. Chính phủ sẽ không để người dân thiếu gạo, không để người dân thiếu đói. Tuy khó khăn nhưng Chính phủ đủ khả năng cân đối tình hình".

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng cho biết sẽ chỉ đạo các chi cục quản lý thị trường kiểm tra hiện tượng đầu cơ giá gạo và báo cáo xử lý.

Cắt giảm hội họp, tăng cường giao ban trực tuyến 

Đánh giá cao các tỉnh, thành, địa phương quát triệt cắt giảm hội họp như một giải pháp tiết kiệm ngân sách, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị trước mắt cũng như lâu dài, các bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố tăng cường làm việc trực tuyến, cắt giảm hội họp không cần thiết. Thậm chí, có thể tranh thủ thứ bảy, Chủ nhật hoặc các buổi chiều, tối tiến hành các cuộc họp trực tuyến, giải quyết thẳng các vấn đề.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương rà soát đầu tư công, tiết kiệm chi ngân sách. "Sẽ giữ nguyên tổng phân bổ ngân sách như từ đầu năm nhưng không bổ sung thêm. Các tỉnh, thành rà tiến hành soát tổng vốn ngân sách, cắt giảm đầu tư cho các công trình chưa cấp bách, dồn nguồn lực cho các dự án cấp thiết trong năm 2008 và 2009".

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ dành ngân sách dự phòng cho việc khắc phục thiên tai, bù giá và đảm bảo an sinh xã hội.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,