221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1067893
Giá nhà, đất khó tăng theo lãi suất ngân hàng
1
Article
null
Viện trưởng Viện KT TP.HCM Trần Du Lịch:
Giá nhà, đất khó tăng theo lãi suất ngân hàng
,

 - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Viện trưởng Viện Kinh tế TP. HCM Trần Du Lịch nhận định những người đang "bán tháo" bất động sản (BĐS) là những người đi vay để mua trước đây. "Tôi cho rằng giá nhà đất rất khó tăng theo lãi suất ngân hàng do cầu BĐS ảo sẽ giảm", ông Lịch dự đoán.

1
Viện trưởng Viện Kinh tế TP. HCM Trần Du Lịch. Ảnh: VA

Cần nhất là giảm cầu ảo

- Thưa ông, hiện nay các ngân hàng đang đua nhau tăng lãi suất, điều này tác động như thế nào tới thị trường BĐS?

TIN LIÊN QUAN
Việc điều chỉnh tăng lãi suất sẽ tăng huy động, tăng thanh khoản, ngân hàng sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự án BĐS đang thực sự triển khai, cần có sản phẩm đưa ra thị trường. Và lãi suất cao sẽ làm chùn bước tất cả những người có ý định vay tiền để đầu cơ. Đấy là khía cạnh tích cực.

Tuy nhiên, phải nói rằng, với lãi suất cao và với thị trường BĐS thế này, nhiều dự án xây dựng kể cả chung cư, nhà ở đang triển khai sẽ gặp khó khăn.

- Vậy giá nhà, đất sẽ tăng theo lãi suất?

Tôi cho rằng giá nhà đất rất khó tăng theo lãi suất. Tôi nghĩ đến cuối năm, cung cầu sẽ tự điều chỉnh, cầu ảo sẽ giảm đi. Cái cần nhất hiện nay là giảm cầu ảo.

Chính sách về lãi suất, tín dụng phải tập trung để tăng cung thật. Cung đây là cung sản phẩm cuối cùng, chứ không phải cung theo kiểu đầu cơ, mua đất bỏ hoang, xây nhà dang dở, bao nhiêu dự án bỏ đó. Tức là làm sao thị trường có sản phẩm: nhà phải là nhà ở, đất phải làm xong có hạ tầng, có đầy đủ để có thể xây nhà ở, văn phòng, cung đó vẫn thiếu.

BĐS có ba thị trường liên thông: mua bán, cho thuê, thế chấp. Ở Việt Nam, thị trường thế chấp chưa phát triển, thị trường cho thuê và mua bán lệch pha. Tất cả công cụ phải khai thông ba thị trường này.

Đánh thuế dự án đất đai bỏ hoang để chống đầu cơ

- Những công cụ mà ông muốn nói đến là gì, thưa ông?

Tôi cho rằng phải điều chỉnh thị trường bằng hai hệ thống công cụ: quản lí hành chính và dùng công cụ tài chính điều tiết.

Để tạo sự lành mạnh của thị trường, bên cạnh những biện pháp hành chính, như quy hoạch, giao đất, thủ tục công khai minh bạch trong đấu giá quyền sử dụng đất, cần phải sử dụng công cụ tài chính - đặc biệt là sớm sửa Pháp lệnh về thuế nhà đất - mà thực chất hiện nay là thuế đất. Lâu nay, nhược điểm của ta là chỉ dùng hành chính, chưa sử dụng công cụ tài chính, mặc dù Nghị quyết Trung ương 4 ĐH IX đã đưa yêu cầu phải dùng biện pháp tài chính, trong đó có biện pháp thuế.

Phải đánh thuế đối với BĐS có nguồn thu rất lớn như nhà ở cao cấp, biệt thự, quan trọng không phải là đánh vào nhiều ít mà đánh vào giá trị. Ví dụ nhà 5 triệu đôla thì thuế phải khác. Cái giá trị của bất động sản mới là cốt lõi, chứ không phải diện tích đất. Diện tích đất nằm ở đâu mới quan trọng.

Thứ hai là đánh thuế vào những dự án đất đai bỏ hoang, để tránh đầu cơ như hiện nay. Làm sao để người ta không bỏ hoang đất và cầu là cầu thực, tận dụng tối đa tài sản đang xây dựng. BĐS cần đưa ra để sử dụng, chứ không phải tích trữ để đó.

Phải làm đồng bộ thì thị trường mới phát triển lành mạnh, còn nếu cứ loay hoay để cho thị trường tự điều chỉnh thế này, sẽ không tránh được những cơn sốt mới, những lúc đóng băng mới.

- Hiện nay, mặc dù thị trường đã trầm lắng, nhưng giá nhà vẫn quá cao?

Tôi cho là nó sẽ điều chỉnh, giá đất đã xuống rất nhiều. Nhà dự án trước đây tranh nhau mua ở TP. HCM xuống rất rõ, nhưng xuống tùy mức độ. Người mua bằng tiền của mình thì vẫn tiếp tục giữ, giá chỉ xuống mức độ. Còn “bán tháo” là những người đi vay.

Giá xuống nhưng sẽ ở một mặt bằng mới, chứ không ở mặt bằng năm 2004. Chúng ta nhớ rằng, sau một số năm, với sự phát triển của nền kinh tế, giá BĐS sẽ đồng bộ với mặt hàng hóa khác.

  • Vân Anh ghi

    Ý kiến của bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,