- Nhà đầu tư ngoại dường như đã hết "dỗi hờn" với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi về lý luận thì đã có những ý kiến tích cực hơn trong khi về hành động, họ đã bắt đầu mua vào và hạn chế bán ra.
Tính từ đầu năm tới hết phiên giao dịch ngày 11/6, chỉ số VN-Index đã mất tổng cộng 556,57 điểm (tương đương giảm 60,04%). (Ảnh: LAD)
Trong phiên ngày 12/6, họ mua vào thông qua khớp lệnh 88 mã cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ (PRUBF1 là 19.990 ccq và VFMVF4 là 5.800 ccq) với tổng khối lượng là hơn 1,6 triệu đơn vị, tăng 1,11% so với phiên trước đó; giá trị giao dịch đã tăng 6,15%, đạt 66,141 tỷ đồng.
Họ bán ra thông qua khớp lệnh 38 mã cổ phiếu với tổng khối lượng cổ phiếu bán ra là 1.125.100 cổ phiếu, giảm 30,04% so với phiên hôm qua. Giá trị là hơn 41 tỷ đồng, giảm 38,09%.
Tại sàn GDCK Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài phiên này cũng đã tăng nhẹ mua vào đồng thời giảm mạnh bán ra so với phiên trước đó. Họ mua vào 66.600 cổ phiếu, tăng 11,56% so với phiên trước đó trong khi chỉ bán ra 2 mã với tổng khối lượng đạt 51.000 cổ phiếu, giảm 77,78% so với phiên trước đó.
Tín hiệu mua vào nhiều hơn đã bắt đầu từ ngày trước đó, 11/6, sau chuỗi dài những ngày có lượng mua hết sức khiêm tốn.
Xem lại chuỗi dài những ngày trước đó (bảng dưới) có thể thấy, sự "dỗi hờn" với cổ phiếu Việt dường như đã bắt đầu giảm bớt và thay bằng sự quan tâm hơn, dù chưa biết sự quan tâm đó kéo dài được bao lâu nữa...
Ngày |
KLGD (mua) |
KLGD (bán) |
Giá trị mua (1.000đ) |
Giá trị bán (1.000đ) |
06/06/08 |
706,280 |
181,490 |
24,835,250 |
7,567,423 |
09/06/08 |
279,200 |
65,450 |
12,132,825 |
3,140,098 |
10/06/08 |
217,360 |
56,810 |
6,666,852 |
1,306,634 |
11/06/08 |
1,584,910 |
1,608,290 |
62,307,311 |
66,312,527 |
12/06/08 |
1,602,450 |
1,125,100 |
66,141,299 |
41,056,919 |
Tổng |
4,390,200 |
3,037,140 |
172,083,537 |
119,383,601 |
Sự "dỗi hờn" về mặt lý luận cũng đã nguôi bớt, khi mà chính một trong số những định chế tài chính từng ra báo cáo hết sức bi quan về kinh tế Việt Nam, nay đã có những nhận định theo chiều hướng tích cực.
Đó là việc vừa rồi, chính ngân hàng đầu tư hàng đầu nước Mỹ Goldman Sachs đã công bố một báo cáo trong đó nhận định, động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã đi đúng hướng cần thiết trong việc giảm tăng trưởng tín dụng và kiềm chế các áp lực lạm phát.
Các chuyên gia của Goldman Sachs cho rằng, tăng lãi suất là biện pháp mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chống lạm phát so với các biện pháp hành chính khác như kiểm soát tín dụng hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do biện pháp này gây ra ít tác động tiêu cực hơn và lại có hiệu quả lâu dài hơn đối với nền kinh tế.
Cùng lúc, trong bản tin mới nhất của mình, Ngân hàng Deutsche Bank của Đức nhận định, quyết định tăng lãi suất cơ bản lần này của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã phản ánh quyết tâm của Chính phủ trong nhiệm vụ chống lạm phát.
Báo cáo ra ngày 10/6 của ngân hàng đầu tư JP Morgan Chase (Mỹ) cũng nhận định rằng, các biện pháp chống lạm phát của Việt Nam đang đi đúng hướng. JP Morgan Chase đánh giá cao các động thái của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc ổn định niềm tin của người dân, như công bố dự trữ ngoại hối, khẳng định cán cân thanh toán đang thặng dư, khẳng định mục tiêu hàng đầu là chống lạm phát, hạ mục tiêu tăng trưởng, cắt giảm chi tiêu công.
Rõ ràng, sau khi đồng loạt nhận định bi quan về kinh tế Việt Nam như một sự dỗi hờn, nay các nhà đầu tư ngoại có vẻ đã bớt nóng ruột và thấy được nhiều cơ hội mới hơn cho mình.
Tuy vậy, vẫn chưa rõ trạng thái tâm lý tích cực hiện nay của giới đầu tư ngoại kéo dài bao lâu, có bền vững thực sự hay không.
-
Nhật Vy