- Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, việc thu thuế xuất khẩu gạo là chủ trương đúng đắn để điều tiết chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá thị trường trong nước, tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ tùy từng thời điểm, căn cứ vào tình hình thực tế để có điều chỉnh hợp lý.
Theo ông Nguyễn Thành Biên, tính đến tháng 7, VN đã xuất được gần 2,8 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,8 tỷ USD. Về lượng thì thấp hơn năm ngoái 7% nhưng giá thì cao hơn gần 90%. |
Đầu tuần, Hiệp hội Lương thực đã kiến nghị Chính phủ bỏ thuế xuất khẩu gạo hoặc chỉ áp thuế đối với gạo xuất khẩu có giá từ 800 USD/tấn trở lên thay vì mức 600 USD/tấn.
Sẽ điều chỉnh thuế suất xuất khẩu gạo. Nguồn ảnh minh họa: Bộ Công thương. |
Lý do Hiệp hội này đưa ra là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực một phần do thuế suất khẩu gạo của Việt Nam đang cao hơn các nước. Cụ thể, giá gạo thế giới hiện đang ở mức 780-1.200 USD/tấn nhưng Việt Nam chỉ vào khoảng 630-750 USD/tấn.
Thêm vào đó với lãi suất vay hiện nay, mỗi tháng doanh nghiệp đang phải chi thêm 12-15 USD/tấn gạo nếu dự trữ gạo trong vòng 1 tháng, chưa kể thuế xuất khẩu gạo thu 500 ngàn đồng mỗi tấn gạo, nếu hợp đồng bán với giá từ 600 USD/tấn và luỹ tiến theo mức giá.
Tính ra, mỗi tấn gạo xuất khẩu phải cộng thêm khoảng 45USD cho phần thuế và lãi suất ngân hàng. Do vậy nhiều doanh nghiệp đã chọn phương án chờ tàu vào rồi mới tổ chức mua gạo để tránh bớt thời gian chịu lãi ngân hàng.
Hiện nay, các DN không lo thiếu vốn để thu mua lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu, vì Ngân hàng NN&PTNT đã có 10.000 tỷ để cho vay thu mua lúa hàng hóa vụ hè thu đang thu hoạch.
Theo ông Nguyễn Thành Biên, tính đến tháng 7, VN đã xuất được gần 2,8 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,8 tỷ USD. Về lượng thì thấp hơn năm ngoái 7% nhưng giá thì cao hơn gần 90%.
Giá gạo thế giới đang quay lại mức ổn định, và đang quay về giá trị thực của nó.
-
Hương Giang