221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1098908
Khối lượng giao dịch chứng khoán tăng vọt
1
Article
null
Khối lượng giao dịch chứng khoán tăng vọt
,

 - Tuy chỉ tăng điểm nhẹ nhưng khối lượng và giá trị giao dịch đã bùng nổ trên cả hai sàn trong phiên giao dịch  sáng 19/8. Lần đầu tiên sau tròn 1 tháng, thị trường lại có giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng.

Việc áp dụng biên độ mới rộng hơn (+/-5% trên HOSE) đã giúp một số cổ phiếu tốt, được ưa chuộng tăng giá nhanh lên một mức cao mới, trong khi đó những cổ phiếu không thực sự ấn tượng đã quay đầu giảm giá. Sự phân hoá được thể hiện rõ rệt trên thị trường.

Chỉ số VN-Index đã tăng điểm 10 phiên liên tiếp. (Ảnh: VNN)

Sàn HOSE: VN-Index tăng phiên thứ 10 liên tiếp

Trên sàn TP.HCM sáng 19/8, màu đỏ giảm giá của các cổ phiếu đã tràn ngập thị trường. Tuy nhiên, với sự đi lên mạnh mẽ của một số cổ phiếu chủ chốt như SSI của Chứng khoán Sài Gòn và STB của Ngân hàng Sacombank, chỉ số VN-Index đã có một phiên tăng điểm nhẹ.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 3,48 điểm (tương đương tăng 0,68%), lên 511,53 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 10 liên tiếp của chỉ số này.

TIN LIÊN QUAN
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thành công tăng gần gấp đôi so với phiên liền trước lên 33,6 triệu đơn vị, trị giá 1.313,7 tỷ đồng.

Như vậy, sau đúng 1 tháng, sàn TP.HCM mới có dịp lập lại mức giao dịch (thông qua khớp lệnh) trên 1.000 tỷ đồng/phiên trong bối cảnh biên độ vừa được nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ ngày 18/8.

Trong tổng số 156 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết, có 63 mã tăng giá (trong đó có 46 mã tăng giá kịch trần), 82 mã giảm giá (trong đó có 46 mã giảm kịch sàn) và 15 mã đứng giá.

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: BMC của Khoáng sản Bình Định (tăng 6.000 đồng, lên 128.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (tăng 6.000 đồng, lên 133.000 đồng/cp); IMP của Dược phẩm Imexpharm (tăng 5.000 đồng, lên 124.000 đồng/cp); SJS của Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà Sudico (tăng 4.500 đồng, lên 94.500 đồng/cp); FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tăng 4.000 đồng, lên 88.000 đồng/cp).

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm 7.000 đồng, xuống 148.000 đồng/cp); TSC của Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (giảm 4.000 đồng, xuống 84.500 đồng/cp); ITA của Tập đoàn Tân Tạo (giảm 4.000 đồng, xuống 76.000 đồng/cp); DMC của Dược phẩm Domesco (giảm 4.000 đồng, xuống 85.000 đồng/cp); BT6 của Bê tông 620 Châu Thới (giảm 3.000 đồng, xuống 57.500 đồng/cp).

Các cổ phiếu cố khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Ngân hàng Sacombank (với 6,26 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (với 2,85 triệu); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (2,35 triệu); SAM của Cáp và Vật liệu Viễn thông Sacom (1,95 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1,83 triệu).

HASTC-Index lên sát 160 điểm

Trên sàn Hà Nội (HASTC), chỉ số HASTC-Index không còn tăng mạnh như phiên trước đó. Đã có nhiều mã giảm giá. Cán cân cung - cầu tương đối cân bằng. Tuy nhiên, với sự tăng giá mạnh của một số cổ phiếu chủ chốt như ACB của Ngân hàng Á Châu, thị trường tiếp tục có một phiên đi lên.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index đã tăng 1,58 điểm (tương đương tăng 1%) lên 159,51 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp của chỉ số này.

Khối lượng giao dịch tăng mạnh lên gần 17 triệu đơn vị, trị giá 702,9 tỷ đồng (so với 10,1 triệu đơn vị và 116 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 146 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 70 mã tăng giá, 73 mã giảm giá, 2 mã đứng giá (là BTH của Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội và SD4 của Sông Đà 4) và 1 mã không có giao dịch (tiếp tục là HSC của Hacinco).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng 11.200 đồng, lên 171.400 đồng); DTC của Đông Triều Viglacera (tăng 8.200 đồng, lên 126.500 đồng); HLY của Viglacera Hạ Long I (tăng 5.400 đồng, lên 83.600 đồng); SCJ của Xi măng Sài Sơn (tăng 4.500 đồng, lên 69.600 đồng); CDC của Đầu tư và Xây lắp Chương Dương (tăng 4.200 đồng, lên 64.400 đồng).

Theo biên độ, tăng mạnh nhất là VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (+6,99%); CDC của Đầu tư và Xây lắp Chương Dương (+6,98%) và YSC của Hapaco Yên Sơn (+6,98%).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên giảm mạnh nhất bao gồm: KBC của Phát triển Đô thị Kinh Bắc (giảm 7.700 đồng, xuống 105.800 đồng/cp); MMC của Khoáng sản Mangan (giảm 4.100 đồng, xuống 64.800 đồng/cp); TC6 của Than Cọc Sáu (giảm 2.600 đồng, xuống 38.200 đồng/cp); VCS của Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (giảm 2.400 đồng, xuống 48.600 đồng/cp); NVC của CTCP Nam Vang (giảm 2.200 đồng, xuống 31.800 đồng/cp).

Theo biên độ, giảm mạnh nhất là KBC của Phát triển Đô thị Kinh Bắc (-6,78%); tiếp theo là L43 của Lilama 45.3 (-6,7%).

Về khối lượng giao dịch, ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 2,77 triệu đơn vị. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (2,74 triệu cổ phiếu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (1 triệu đơn vị); NTP của Nhựa Tiền Phong (0,9 triệu đơn vị) và PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,8 triệu cổ phiếu).

  • Nhất Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,