221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1099868
Quản lý tiền của NĐT chứng khoán: Khó khăn và trì hoãn
1
Article
null
Quản lý tiền của NĐT chứng khoán: Khó khăn và trì hoãn
,

 - Chuyện quản lý tài khoản nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán mà cụ thể là chuyển tài khoản NĐT từ các công ty chứng khoán (CTCK) sang các ngân hàng quản lý đã được định ra gần 1 năm. Tuy nhiên, đến gần hạn cuối, nhiều CTCK vẫn còn kêu khó khăn trong khi cơ quan chức năng lại quả quyết không thể lùi thời điểm thực hiện.

Theo lộ trình, từ 1/10/2008, tài khoản nhà  NĐT chứng khoán sẽ chuyển về các ngân hàng quản lý. Cuối tháng 7/2008 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán có Công văn số 611/UBCK-QLKD yêu cầu tất cả các CTCK quản lý tách biệt tiền giao dịch chứng khoán của NĐT trước ngày 1/10/2008. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều CTCK vẫn "kêu" rằng gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với ngân hàng.

Khó khăn và trì hoãn!

Trong cuộc gặp gỡ mới đây, đại diện hầu hết các CTCK lớn trên thị trường Việt Nam đều có những sự lo ngại riêng và cho đó là lý do của việc chậm triển khai chủ trương này.

Đầu tiên là câu chuyện tiền đầu tư. Đại diện CTCK Hải Phòng cho biết,  khi thực hiện kết nối, chi phí của một công ty bỏ ra để đầu tư như máy móc thiết bị, đường truyền… là không dưới 300 triệu đồng/năm cho một ngân hàng. Nếu CTCK kết nối càng nhiều ngân hàng thì chi phí càng cao. Khách hàng mà cụ thể là NĐT sẽ phải chịu vì CTCK phải có khoản thu nào đó để bù đắp chi phí này. 

Chuyển mô hình quản lý tiền để bảo vệ nhà đầu tư. (Ảnh: minh họa)

Đây cũng là lo ngại chính của nhiều CTCK khi phải bỏ ra một khoản đầu tư mới trong hoàn cảnh kinh doanh còn đang khó khăn.

Bên cạnh đó, nỗi lo lắng về đường truyền và bảo mật trong giao dịch cũng được nhiều CTCK đề cập đến. Đại diện CTCK Sài Gòn (SSI) nói rằng mặc dù đã đầu tư rất lớn nhưng khi kết nối với ngân hàng sẽ có thể xảy ra sự cố như gián đoạn đường truyền, phần mềm không tương thích... Điều này, theo SSI, sẽ gây ra rủi ro về chậm trễ trong thanh toán cho khách hàng.

Đại diện SSI nêu ví dụ để so sánh là  ngay cả ATM cũng nhiều khi cũng trục trặc, không rút được tiền. Việc kết nối của CTCK với ngân hàng cũng vậy. Khả năng xảy ra những rủi ro trong xử lý lệnh, chậm thực hiện lệnh là hiển hiện. Bên cạnh đó,  nếu việc rút tiền chậm thì còn có cách xử lý khác nhưng việc đặt lệnh các CTCK không làm như vậy được vì số lượng lệnh đặt lớn, thường chỉ trong một thời điểm nhất định. NĐT thường không chấp nhận CTCK chậm trễ.

Một điểm đáng lưu ý là khi phát sinh lỗi,   chẳng hạn như không sửa được giá, không đặt được lệnh... gây thiệt hại, NĐT yêu cầu bồi thường thì sẽ phân định trách nhiệm thế nào giữa CTCK và ngân hàng? Hiện chưa có văn bản nào quy định về việc này.

Về vấn đề này, CTCK Euro Capital cho biết, hiện họ đã đã kết nối thành công với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), về mặt công nghệ thì không có vấn đề gì. Nhưng khi đứt đường truyền chẳng hạn  thì trách nhiệm thuộc về bên nào sẽ rất khó phân định. Nhà cung cấp đường truyển chỉ đền bù nếu đứt trong 2 tiếng nhưng trong thực tế giao dịch chứng khoán, chỉ cần đường truyền đứt trong 5 phút đã phát sinh vô số vấn đề.

Ngoài ra, đại diện CTCK An Bình (ABS) giải thích thêm, hiện ABS có khoảng 1,3 vạn tài khoản nên không thể chuyển hết được sang ngân hàng một lúc. 

Có quá khó như CTCK kêu?

Đáp lại những sự "than vãn" trên, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó giám đốc Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội nói, quy định đã có từ  cuối 2007,  đằng nào cũng phải thực hiện thì nên triển khai sớm. "Vấn đề là các CTCK có giải pháp hay không chứ kết nối chẳng có gì khó. Khi có giải pháp thì công ty phần mềm nào cũng viết được"- ông Dũng khẳng định.

Bà Thục Anh - Phó trưởng Ban Kinh doanh (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) khẳng định lại, mục đích của việc tách tài khoản để bảo vệ NĐT là qúa rõ ràng. "Rất nhiều kêu ca về lỗi, trục trặc, chi phí …nhưng chúng tôi đã đến các CTCK để kiểm tra và thảo luận về rủi ro. Qua kiểm tra 2/3 số CTCK đã có 13 công ty làm rất tốt. Việc đứt lõi đường truyền là vô cùng hãn hữu. Chi phí cũng không phải là vấn đề. Vấn đề ở đây là CTCK được giữ một khoản tiền lớn mà  chỉ  cần "ôm" 1 - 2 tỷ từ  1 - 2 ngày cũng đã có lợi"- bà Thục Anh nói.

Xử lý thế nào khi xảy ra sự cố là điều được nhiều CTCK nêu ra.  (Ảnh: VNN)

Trong khi đó, đại diện Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Thành cho biết, có 10 CTCK đã kết nối thành công và đã bắt đầu chuyển tài khoản chi nhành bày. Việc đứt đường truyền đều đã đã có dự phòng. Riêng với công nghệ hiện nay của  BIDV dung lượng có thể đáp ứng hàng triệu giao dịch cùng lúc. Nhiều NĐT một lúc thì CTCK và ngân hàng sẽ phối hợp để thực hiện  được.

Thực tế, từ cuối năm 2007, một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đã chủ động xây dựng sản phẩm liên quan và “chào hàng” với các CTCK. Một số thành viên như CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS)… cũng đã chủ động triển khai. 

Và vấn đề đầu tiên khi quản lý tiền của nhà đầu tư là sự an toàn thì luôn được các ngân hàng khẳng địn. Theo các chuyên gia kỹ thuật, việc kết nối này gặp một số khó khăn nhất định do hạ tầng kỹ thuật của các CTCK khác nhau. Tuy nhiên, khi các đầu mối ngồi lại để cùng xử lý thì việc khắc phục không quá khó khăn. Ngoài ra, các ngân hàng luôn có giải pháp dự phòng trước các sự cố đường truyền, giảm thiểu ảnh hưởng đến giao dịch của nhà đầu tư.

  • Phước Hà 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,