221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1101694
Giá chứng khoán chững lại dù giá xăng giảm
1
Article
null
Giá chứng khoán chững lại dù giá xăng giảm
,

 - Một lượng lớn cổ phiếu blue-chips như STB, DPM, PVD, VNM, VPL, KDC, HGP, ITA đã được tung ra bán để hiện thực hoá lợi nhuận sau khi thị trường tăng tới gần 26% kể từ đầu tháng 8/2008. Trừ STB của Ngân hàng Sacombank do có sức cầu quá lớn đã tăng giá kịch trần, còn lại đều giảm giá mạnh khiến chỉ số VN-Index gần như không đổi.

Sáng 27/8, Bộ Tài chính chính thức công bố giảm giá xăng dầu 1.000 đồng/lít, áp dụng từ 10h, nhưng thông tin này dường như đã được thị trường “hấp thụ” nhờ vào các dự báo từ vài phiên trước.

Mặc dù vậy, khối lượng giao dịch tăng đột biến với nhiều lệnh đặt mua lô lớn là dấu hiệu cho thấy thị trường đang phục hồi khá vững chắc.

Khối lượng giao dịch sáng 27/8 tăng đột biến với nhiều lệnh đặt mua lô lớn. (Ảnh: LAD)

Sàn HOSE: Giá trị giao dịch trên 1.200 tỷ đồng

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng nhẹ 0,18 điểm (tương đương tăng 0,03%) lên 561,85 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của sàn này.

Tính từ đầu tháng 8/2008 cho tới phiên 26/8, VN-Index đã tăng tổng cộng 114,56 điểm (tương đương 25,6%).

TIN LIÊN QUAN
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thành công sáng 27/8 bất ngờ tăng vọt lên hơn 31,3 triệu đơn vị, trị giá 1.240 tỷ đồng.

Trong tổng số 156 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 124 mã tăng giá (trong đó có 101 mã tăng giá kịch trần), 29 mã giảm giá (18 mã giảm kịch sàn) và 7 mã đứng giá.

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: BMC của Khoáng sản Bình Định (tăng 8.000 đồng, lên 169.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (tăng 8.000 đồng, lên 174.000 đồng/cp); FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tăng 5.000 đồng, lên 116.000 đồng/cp); SGH của Khách sạn Sài Gòn (tăng 5.000 đồng, lên 111.000 đồng/cp); SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (tăng 5.000 đồng, lên 123.000 đồng/cp).

Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: PVD của PV Drilling (giảm 6.000 đồng, xuống 126.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk (giảm 5.000 đồng, xuống 113.000 đồng/cp); TSC của Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (giảm 4.000 đồng, xuống 83.000 đồng/cp); TAC của Dầu thực vật Tường An (giảm 4.000 đồng, xuống 77.000 đồng/cp); KDC của Bánh kẹo Kinh Đô (giảm 4.000 đồng, xuống 80.000 đồng/cp).

Các cổ phiếu cố khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Ngân hàng Sacombank (với 7,56 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (2,12 triệu); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (2,09 triệu); VFMVF1 (1,32 triệu); SBT của Mía đường Bourbon Tây Ninh (0,94 triệu).

HASTC-Index vượt ngưỡng 190 điểm

Sau khi tăng đột biến hôm qua, sáng nay (27/8), sàn Hà Nội (HASTC) tiếp tục chứng kiến phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Mức tăng chỉ bằng khoảng một nửa so với phiên trước nhưng giao dịch rất sôi động.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index đã tăng 5,39 điểm (tương đương tăng 2,92%) lên 190,06 điểm.

Khối lượng và giá trị giao dịch đạt 20,6 triệu đơn vị, trị giá 1.203 tỷ đồng (so với 6,87 triệu đơn vị và 337,2 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 147 mã cổ phiếu được niêm yết, có 135 mã tăng giá, 10 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch (tiếp tục là HSC của Hacinco).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng 13.600 đồng, lên 251.300 đồng); KKC của CTCP Sản xuất và kinh doanh Kim khí (tăng 8.400 đồng, lên 129.900 đồng); KBC của CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (tăng 6.800 đồng, lên 104.600 đồng); SCJ của Xi măng Sài Sơn (tăng 6.400 đồng, lên 101.800 đồng/cp); RCL của Địa ốc Chợ lớn (tăng 6.000 đồng, lên 93.300 đồng/cp).

Theo biên độ, có 5 cổ phiếu tăng 6,99% là SNG của Sông Đà 10.1; DBC của Nông sản Bắc Ninh; HPC của Chứng khoán Hải Phòng; SJC của Sông Đà 1.01 và VE9 của Xây dựng điện Vneco 9.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên giảm mạnh nhất bao gồm: DTC của Đông Triều Viglacera (giảm 8.000 đồng, xuống 165.200 đồng); MIC của Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (giảm 4.700 đồng, xuống 97.100 đồng); HLY của Viglacera Hạ Long (giảm 2.300 đồng, xuống 98.800 đồng); VTS của Viglacera Từ Sơn (giảm 2.200 đồng, xuống 72.700 đồng); DAC của Gốm xây dựng Đông Anh (giảm 2.100 đồng, xuống 78.600 đồng).

Cổ phiếu DTC trước đó đã tăng 23 phiên liên tiếp từ mức giá 59.900 đồng, lên hơn 170.000 đồng/cp.

Theo biên độ, giảm mạnh nhất là DTC của Đông Triều Viglacera (-4,62%); MIC của Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (-4,62%).

Về khối lượng giao dịch, ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 3,22 triệu đơn vị. Tiếp theo là PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (1,46 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (1,18 triệu); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,86 triệu và CSG của Cáp Sài Gòn (0,64 triệu).

  • Nhất Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,