221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1102158
DN vận tải trông chờ dầu diezen giảm giá
1
Article
null
DN vận tải trông chờ dầu diezen giảm giá
,

 – Nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải hành khách và hàng hóa đường dài mà phương tiện chủ yếu chạy bằng dầu diezen đang than khó trước áp lực giảm giá cước sau hai lần giảm giá xăng và dầu hỏa trong tháng 8/2008.

 

Giảm giá xăng và dầu hỏa không tác động đến cước vận tải hành khách mà các phương tiện chủ yếu chạy bằng dầu diezen. Ảnh: C.M

 

“Chúng tôi vẫn đang chờ dầu diezen giảm giá. Nếu giảm được loại nhiên liệu đầu vào chủ yếu này, chúng tôi sẽ điều chỉnh giảm cước ngay” – lãnh đạo Công ty Vận tải Bus nhanh Hải Âu, một trong ba đơn vị vận tải hành khách lớn tại Hải Phòng tuyên bố.

 

Được biết, cùng thời điểm cuối tháng 7/2008, khi xăng được điều chỉnh tăng 30%, dầu diezen tăng 15%, Bus nhanh Hải Âu đã tăng giá các tuyến đồng loạt lên khoảng 10% (trung bình thêm 5.000 đồng/vé). Tăng giá vé đồng nghĩa với lượng khách giảm, “đó là điều không mong muốn của DN” – lãnh đạo công ty chia sẻ.

 

Tương tự, Giám đốc Công ty Thương mại Vận tải Du lịch Nam Dương, chuyên vận chuyển hành khách theo tuyến và hợp đồng tham quan du lịch tại Hải Phòng, ông Đỗ Đình Huy cũng lấy hình ảnh “nước lên thuyền lên, nước xuống thuyền xuống” để khẳng định cước vận chuyển công ty ông sẽ giảm ngay nếu giá dầu diezen giảm.

 

Ông Huy cho biết, vừa rồi Nam Dương mới tăng cước vận tải theo tuyến lên khoảng 10%, còn hợp đồng tham quan du lịch cho đến nay vẫn không thể tăng giá.

 

“Trước một chuyến xe 24 chỗ từ Hải Phòng lên Nội Bài, hợp đồng là 1,8 triệu đồng, hiện cũng chỉ thu của khách 1,8 triệu” – ông Huy giải thích - xe chạy hợp đồng du lịch theo giá thỏa thuận, mà xe của tư nhân thường không phải chịu các loại thuế như DN. Mức độ cạnh tranh nhau rất lớn nên bắt buộc DN phải giữ giá".

 

Song, nếu DN vận chuyển hành khách vẫn có thể tăng giá ở một mức độ nào đó thì DN vận tải hàng hóa lại than khó vì giá dầu diezen tăng cuối tháng 7/2008 mà giá cước hiện chưa thể tăng do các đối tác không chấp nhận hoặc trì hoãn.

 

Đầu vào tăng trong khi cước vận tải hàng hóa chưa tăng kịp, các DN "sống" dựa vào các biện pháp "mềm dẻo, linh hoạt". Ảnh minh họa

 

Với 46 chiếc xe trọng tải từ 1,25–15 tấn cùng các đầu kéo, tiêu thụ trung bình 500 triệu đồng tiền dầu diezen/tháng, ông Nghiêm Xuân Lâm, Giám đốc Công ty Thiên Lâm tại Long Biên, Hà Nội, kể, cho đến nay, các công văn xin nâng cước vận tải lên 8% của công ty từ cuối tháng 7/2008 tới các đối tác khách hàng đều “một đi không trở lại”.

 

Mặc dù công ty đã nói rõ, chi phí đầu vào là dầu diezen chiếm đến 50% cước vận chuyển, đặc biệt là những xe có tải trọng lớn, nhưng với các lý do: chưa có hướng giải quyết tiền cước tăng, đang xem xét... các đối tác của Thiên Lâm đều không có hồi âm, không đồng ý yêu cầu của công ty.

 

"Khác với sự điều chỉnh cước khá dễ dàng của các DN vận tải hành khách, vận tải hàng hóa đường dài thường ký hợp đồng theo tháng với số tiền tương đối lớn. Việc điều chỉnh tăng từ 5–8% giá cước, là đối tác thấy rõ phải chi thêm một khoản đáng kể. Đó là điều không mong muốn của các đối tác" – ông Lâm phân tích.

 

Không thể tự ý nâng giá, cũng không thể chấm dứt hợp đồng bởi sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và làm mất uy tín với khách hàng, nhiều biện pháp khắc phục đã được các công ty tính đến. Trong đó có tiết kiệm, cắt giảm mọi chi phí từ săm lốp, giảm xe chạy không tải đến thắt chặt quản lý...

 

Theo ông Lâm, nếu thời gian tới, giá dầu diezen được điều chỉnh giảm ở mức 2.000 đồng/lít (hiện đang là 15.950 đồng/lít) thì mới trở lại mức giá đầu tháng 7/2008, khi đó, DN làm ăn mới lãi.

 

Chủ một DN lâu năm khác cũng thừa nhận chuyện khó tăng giá cước của các DN vận tải hàng hóa là thực tế. Ông này cho rằng, đây là năm làm ăn “liêu xiêu” của các DN nói chung nhưng DN vẫn “sống được” trong hoàn cảnh rất khó khăn đó là nhờ sự tính toán kỹ lưỡng và cách làm ăn “mềm mỏng, linh hoạt”. 

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,