Trông chờ doanh nghiệp hiệp sức mua lúa của dân
Cập nhật lúc 08:31, Thứ Sáu, 29/08/2008 (GMT+7)
- Cuối tháng 8/2008, nông dân ĐBSCL đang "kết sổ" vụ lúa hè thu với sản lượng trên 7 triệu tấn lúa... nông dân lại bắt đầu một vụ thu hoạch mới trong lo lắng khi giá lúa tại chân ruộng vẫn ở ngưỡng 4.200đ – 4.500đ/kg!
Doanh nghiệp "chê" lúa xấu!
Cuối tháng 8/2008, nông dân ở nhiều tỉnh ĐBSCL bắt đầu thu hoạch lúa thu đông (lúa vụ 3: trên 400.000ha, sản lượng ước đạt khoảng 1,4 triệu tấn lúa). Do thiếu lò sấy lúa, sân phơi, nhiều nông dân phải tốn thêm nhiều chi phí vận chuyển, mướn sân phơi lúa…
Doanh nghiệp "chê" lúa xấu!
Cuối tháng 8/2008, nông dân ở nhiều tỉnh ĐBSCL bắt đầu thu hoạch lúa thu đông (lúa vụ 3: trên 400.000ha, sản lượng ước đạt khoảng 1,4 triệu tấn lúa). Do thiếu lò sấy lúa, sân phơi, nhiều nông dân phải tốn thêm nhiều chi phí vận chuyển, mướn sân phơi lúa…
Thương lái chở lúa đi xay xát để sau đó, bán lại cho doanh nghiệp. |
Hiện nông dân rất khó bán lúa do thương lái không mua. Trong khi đó, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, vụ hè thu năm nay chất lượng lúa rất thấp và ẩm độ lúa rất cao, khó mua lúa có chất lượng để dự trữ; chủ yếu mua gạo 15% tấm, rất khó mua gạo 5% tấm.
Đáng quan ngại, nhiều vùng nông dân vẫn còn sử dụng giống lúa IR 50404. Đây là giống lúa cao sản bị thoái hóa, gạo bạc bụng… nhiều năm qua nhưng nông dân vẫn còn sản xuất với diện tích khá lớn.
Từ đầu năm đến cuối tháng 8, Cần Thơ đã xuất khẩu 313.000 tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 176,7 triệu USD, tăng 46,3% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã mua 800.000 tấn lúa.
Từ đầu năm đến cuối tháng 8, Cần Thơ đã xuất khẩu 313.000 tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 176,7 triệu USD, tăng 46,3% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã mua 800.000 tấn lúa.
Riêng trong vụ hè thu, lúa hàng hóa là 288.700 tấn. Sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh thu mua lúa trong dân, các doanh nghiệp trên địa bàn đã mua 120.000 tấn, còn tồn khoảng 118.700 tấn lúa. Hiện các doanh nghiệp mua khoảng 4.000 tấn lúa/ngày. Tuy nhiên, nhiều khó khăn, thách thức vẫn đang tồn tại trong việc tiêu thụ 2 mặt hàng nông sản chiến lược này.
Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ cho rằng: Cần phải xem xét lại việc thống kế số lượng lúa tồn đọng. Hiện tại, không nên dựa vào số lượng doanh nghiệp mua lúa rồi trừ trên sản lượng để tính số lúa còn tồn. Hiện tại, các doanh nghiệp mua lúa ở nhiều địa phương khác nhau vượt khỏi ranh giới Cần Thơ. Ông Trí đề xuất cần đi vào khảo sát và hỏi trực tiếp nông dân để thống kê chính xác số lúa tồn đọng.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên nhập cuộc
Trong khi đó, ông Lê Việt Hải, Giám đốc Công ty MeKong đưa ra 3 lý do trong khó khăn tiêu thụ nông sản hiện nay: thị trường, nguồn vốn cho thu mua dự trữ và điện cho sản xuất. Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để tháo gỡ nhưng tốc độ thu mua lúa gạo, cá tra hiện nay là chậm, còn hạn chế. Ông Hải cho rằng, giải quyết lượng lúa hàng hóa tồn đọng hiện nay, một mình doanh nghiệp khó thực hiện. Trong đó, cần phải huy động ngân hàng và phát huy vai trò của nông dân trong trữ lúa.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên nhập cuộc
Trong khi đó, ông Lê Việt Hải, Giám đốc Công ty MeKong đưa ra 3 lý do trong khó khăn tiêu thụ nông sản hiện nay: thị trường, nguồn vốn cho thu mua dự trữ và điện cho sản xuất. Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để tháo gỡ nhưng tốc độ thu mua lúa gạo, cá tra hiện nay là chậm, còn hạn chế. Ông Hải cho rằng, giải quyết lượng lúa hàng hóa tồn đọng hiện nay, một mình doanh nghiệp khó thực hiện. Trong đó, cần phải huy động ngân hàng và phát huy vai trò của nông dân trong trữ lúa.
Doanh nghiệp thu mua lúa gạo. |
Cụ thể, phía ngân hàng cần tham gia gia hạn, giãn nợ và cho vay mới để nông dân tái sản xuất. Qua đó, nông dân sẽ mạnh dạn trữ lúa tại nhà thay vì phải trông chờ vào doanh nghiệp. “Về lâu dài, Chính phủ cần cân đối nguồn lương thực chính xác (tính trên đầu người, nguồn sử dụng vào làm giống, chăn nuôi), dự báo chính xác để tận dụng tối đa các cơ hội trong xuất khẩu gạo” – ông Lê Việt Hải đề xuất.
Ông Huỳnh Minh Chắc, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu: “Sở Công thương phải tăng cường kiểm tra việc thu mua lúa – gạo của doanh nghiệp và kiểm tra giá thu mua. Một số nông dân phản ánh giá thu mua vẫn còn thấp và thương lái mua lúa rất thưa thớt”.
Ông Huỳnh Minh Chắc, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu: “Sở Công thương phải tăng cường kiểm tra việc thu mua lúa – gạo của doanh nghiệp và kiểm tra giá thu mua. Một số nông dân phản ánh giá thu mua vẫn còn thấp và thương lái mua lúa rất thưa thớt”.
Đề xuất này hoàn toàn hợp lý, vì hiện nay việc mua lúa gần như do thương lái đảm trách, khó tránh khỏi tình trạng ép giá nông dân. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Hiệp Thanh - chuyên chế biến cá tra xuất khẩu và lúa gạo (Cần Thơ) kiến nghị: Chính phủ giao trực tiếp chỉ tiêu xuất khẩu và phân bổ trách nhiệm xuống cho các địa phương và doanh nghiệp chủ động kế hoạch mua lúa gạo của nông dân để dự trữ… tránh trường hợp như hiện nay: Tất cả gần như lệ thuộc vào một đầu mối là Hiệp hội Lương thực Việt Nam chi phối (phải có con dấu của Hiệp hội mới được làm thủ tục hải quan). Doanh nghiệp muốn bán cũng không dám – vì nếu ký hợp đồng xong mà hiệp hội không đồng ý thì hợp đồng coi như vô hiệu lực.
“Số lượng lúa gạo hiện còn trong dân khá lớn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần tích cực tham gia mua lúa gạo dự trữ, hỗ trợ nông dân trong lúa khó khăn này” – ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam kêu gọi.
“Số lượng lúa gạo hiện còn trong dân khá lớn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần tích cực tham gia mua lúa gạo dự trữ, hỗ trợ nông dân trong lúa khó khăn này” – ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam kêu gọi.
-
Huỳnh Anh - Tử VănÝ kiến bạn đọc:
,