221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1103952
Thị trường bánh trung thu trầm lắng
1
Article
null
Thị trường bánh trung thu trầm lắng
,

 – Thay vì tất bật bán, giao nhận hàng như các năm trước, những ngày cận kề Rằm tháng 8 này, điểm bán bánh trung thu của nhiều hãng tại Hà Nội vẫn rất trầm lắng. Vắng khách, nhân viên bán hàng có nhiều thì giờ để chợp mắt, đọc truyện hoặc chơi bài...

 

Mặc dù dọn hàng từ sáng sớm nhưng đến giữa trưa, nhiều quầy bánh trung thu tại khu D2 Giảng Võ, trước cửa Hapro Mart, khi được hỏi đều cho biết, chưa bán được chiếc nào.

 

Có cả thảy 8 thương hiệu từ Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị, Bánh mứt kẹo Hà Nội, Thủy Tạ, AnCo đến Bảo Minh, Phạm Nguyên... hội tụ tại đây. Nhưng ngoại trừ Kinh Đô, còn có khách vào ra, các quầy bánh khác hiện đều trong cảnh “tránh nắng”, không khí rất yên tĩnh.

 

Vắng quá, tranh thủ đọc sách - Ảnh: N.N

 

Điểm bán bánh trung thu trước cửa Hà Thành Plaza trên đường Thái Thịnh còn buồn tẻ hơn. Mặc dù nằm ở khu dân cư đông đúc nhưng đây là con phố không lớn, lại có rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ cùng kinh doanh, nên không khó để bắt gặp cảnh các nhân viên bán hàng tranh thủ ngủ, đọc truyện, hoặc chơi bài...

 

Ngay cả đại diện quầy bánh Kinh Đô tại đây cũng thừa nhận, ngoại trừ những ngày cuối tuần, ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, ngày lễ 2/9, còn bình thường, rất ít người lại qua.

 

Chị Thúy Hằng, phụ trách quầy bánh Bibica tại D2 – Giảng Võ so sánh, nếu tầm này năm ngoái, lượng bán lẻ cũng như đặt mua của các doanh nghiệp đã tăng rất mạnh, thì năm nay các doanh nghiệp vẫn còn đi xin bảng giá để tham khảo chứ chưa có đơn vị nào đặt hàng, còn khách lẻ thì tỏ ra nghe ngóng, chờ đợi.

 

Nhân viên quầy Thủy Tạ cũng cho hay, doanh thu trung bình hiện chỉ đạt 1 triệu đồng/ngày. Với mức giá đắt hơn của năm nay, tính ra lượng bán chưa được 40 chiếc (tương đương với 10 hộp)/ngày.

 

Chủ các cửa hàng, đại lý bánh kẹo nhỏ lẻ trên đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi bày tỏ hy vọng lượng bán ra sắp tới sẽ gia tăng, thay thế tình cảnh ảm đạm hiện nay.

 

Theo giới kinh doanh, sở dĩ có sự sụt giảm sức mua, chủ yếu do giá bánh năm nay tăng cao từ 20 – 35%. Thêm vào đó, việc xuất hiện thêm một số thương hiệu mới, mở rộng các điểm bán hàng như AnCo, Đồng Khánh, Đại An... tại Hà Nội, khiến miếng bánh của thị trường càng bị chia nhỏ.

 

Doanh nghiệp đã chuẩn bị tinh thần

 

Giới kinh doanh hy vọng thị trường sẽ "bừng tỉnh" những ngày sắp tới - Ảnh: N.N

 

Ngay từ tháng 7 dương lịch, cứ xây dựng bảng giá xong thì lại phải hủy do giá nguyên liệu biến động liên tục, giá sản phẩm phải điều chỉnh ở mức nào để người tiêu dùng không quay lưng lại luôn là bài toán đau đầu, bà Ngô Thị Tính, GĐ Công ty Bảo Minh nói như vậy. Bà Tính cũng đã xác định vụ bánh trung thu năm nay rất khó khăn.

 

Để đảm bảo tăng trưởng doanh số, đặc biệt là phân khúc khách hàng bình dân, ngay từ đầu, hãng đã xác định mở rộng thị trường về các tỉnh thành, đặc biệt là miền Trung. “Nếu không vì biến động giá cả, với “chiến lược” này, doanh số của chúng tôi phải tăng gấp đôi, nhưng tình hình hiện nay, lý tưởng lắm, hãng cũng chỉ hy vọng tăng được 50% doanh số so với năm ngoái”, bà Tính chia sẻ.

 

Cũng lường trước đây là năm làm ăn đầy rủi ro, anh Hoàng Nguyên, đại diện Bánh kẹo Hải Hà cho rằng, năm nay doanh nghiệp không chủ trương đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mà duy trì sản lượng 250 tấn bánh như vụ trước để “đảm bảo an toàn”.

 

Theo anh Nguyên, trong bối cảnh lạm phát năm nay, việc tính toán được sức mua, mức độ chịu đựng về giá của người dân rất khó, cho nên hơn lúc nào hết, doanh nghiệp càng phải thận trọng.

 

Ngay cả Kinh Đô, thương hiệu mà nhiều năm luôn đứng đầu về giá cả và mức tiêu thụ, mùa trung thu này cũng không chọn cách tăng sản lượng mà vẫn duy trì mức 1.500 tấn như năm trước. Riêng về giá cả, với mức tăng trung bình 20%, giá bánh của hãng này không còn quá cách xa các thương hiệu khác.

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,