221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1109182
Nga đóng cửa thị trường chứng khoán phiên thứ 2 liên tiếp
1
Article
null
Nga đóng cửa thị trường chứng khoán phiên thứ 2 liên tiếp
,

Các khoản cho vay khẩn cấp trị giá 44 tỷ USD ngày 17/9 để cứu hệ thống ngân hàng của Chính phủ Nga chưa thể giúp tình hình ổn định trở lại. Thị trường chứng khoán Nga ngày 18/9 buộc phải ngừng giao dịch phiên thứ 2 liên tiếp sau khi tụt giảm trong 3 phiên liền trước mất tổng cộng hơn 25% - mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.

>>>
Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 

Giao dịch tại sàn chứng khoán tại Nga. Ảnh: BLB

“Giao dịch chưa được khởi động trở lại. Chúng tôi chưa nhận được sự cho phép giao dịch trở lại từ Cơ quan quản lý các thị trường tài chính liên bang Nga (FSFM)”, người phát ngôn của Sàn chứng khoán niêm yết bằng đồng đô-la Mỹ RTS tại Moscow nói.

Người phát ngôn của Sàn chứng khoán MICEX (sàn niêm yết cổ phiếu bằng đồng Rúp) cũng cho biết chưa có thông tin gì mới. Bảng giao dịch điện tử của sàn chứng khoán này cho thấy cũng chưa có giao dịch trở lại.

Các sàn giao dịch chứng khoán tại Nga đã bị ngừng giao dịch trong vòng một tiếng đồng hồ hôm thứ Ba và sau đó đóng cửa gần như cả ngày trong phiên thứ Tư khi có quyết định chính thức của cơ quan quản lý tài chính nước nay. Đây là một động thái nhằm ngăn chặn tình trạng mất giá thảm hại của các cổ phiếu, giúp chính phủ có đủ thời gian đưa ra kế hoạch giải cứu thị trường.

Trước đó, các quan chức chính phủ Nga đã cam kết bơm khoảng 44 tỷ USD vào thị trường tài chính nhằm ngăn chặn sự sụp đổ niềm tin của các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ cắt giảm khoảng 4% dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.

Chỉ số RTS của Nga đã giảm 57% so với mức cao kỷ lục được thiết lập hồi tháng 5 do giá dầu thô sụt giảm, khủng hoảng tài chính trên thế giới và các vấn đề chính trị bao gồm mối lo ngại về cuộc xung đột Georgia.

Trong mấy tháng qua, nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu của Nga đã chao đảo, trong khi giá dầu thô giảm từ 147,27 USD/thùng ngày 11/7/2008 xuống còn khoảng 90 USD vào ngày thứ Tư.

Mối lo ngại vốn chảy thoát khỏi thị trường cũng được nhắc đến, với nguyên nhân từ bất đồng chưa giải quyết được giữa Nga và Anh trong vụ liên doanh dầu khí TNK-BP, cũng như quan hệ Nga và phương Tây đang xấu đi sau cuộc xung đột tại Grudia.

Trong vòng 4 tháng qua, thị trường chứng khoán của Nga đã giảm mất 60% tương đương 800 tỷ USD (nguồn: Thomson Data)

“Nga đang đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Một thập kỷ kinh tế bùng nổ sau đó đã đang dần biến mất. Các nhà đầu tư đã rút ít nhất 35 tỷ USD từ các thị trường cổ phiếu và trái phiếu nước này sau 5 ngày giao tranh tại Georgia tháng trước. Bên cạnh đó, sự phá sản của ngân hàng đầu tư danh tiếng hàng đầu nước Mỹ là Lehman Brothers Holdings Inc. cùng với sự chao đảo của tập đoàn bảo hiểm AIG đang báo hiệu sẽ tác động mạnh tới các thị trường mới nổi”, các chuyên gia cho biết.

Các nhà phân tích cho biết các quan chức đang lo ngại một vài tổ chức tài chính Nga sẽ sụp đổ trong đợt khủng hoảng này.

Được biết, Công ty chứng khoán KIT Finance của Nga đang đàm phán với các nhà đầu tư để bán bớt cổ phần sau khi không đủ tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình.

Hiện tại lãi suất cho vay tại Nga đã tăng lên mức cao kỷ lục. Lãi suất cho vay qua đêm MosPrime đã lên tới mức 11,1% trong ngày 18/9, làm nản lòng các nhà đầu cơ vào chứng khoán. Thị trường chứng khoán Nga đã mất hơn 425 tỷ USD giá trị tính từ ngày 17/5.

Trong khi đó, đồng Rúp của Nga đã mất khoảng 4,8% so với đồng USD tính từ ngày 8/8 khi mà quân đội Nga tới Georgia, tới nay.

Lạm phát tại Nga đã lên mức 15% vào tháng 8 vừa qua.

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Thế giới WB tại Nga ông Klaus Rohland cho biết, không giống như năm 1998, Nga giờ đây đã khác và có sự chuẩn bị khá tốt để đối phó với cuộc khủng hoảng lần này.

“Nền kinh tế Nga đã phát triển liên tục trong 1 thập kỷ qua và dự trự ngoại hối đã tăng gấp 50 lần so với trước đó lên 574 tỷ USD, chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Các ngân hàng quốc tế lớn cũng đã vào thị trường Nga trong những năm gần đây. Ngân hàng lớn thứ 2 của Pháp là Societe Generale hiện đang sở hữu OAO Rosbank. Ngân hàng đứng thứ 2 Đức là Commerzbank AG cũng đang sở hữu 15% Promsvyazbank. Bên cạnh đó, ngân hàng lớn thứ 4 châu Âu là Unicredit SpA gân đây cũng đã mua ngân hàng Moscow International Bank…

Đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nga giờ đây đã khá mạnh và có thể tránh được một đợt khủng hoảng tồi tệ như cách đây 10 năm.

Bộ Tài chính Nga ngày 17/9 đã bơm thêm 20 tỷ USD vào thị trường cho vay liên ngân hàng.

Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga cũng vừa cho biết trong tuần này sẽ tìm thêm biện pháp để cải thiện tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại nước này. Trước đó, ba ngân hàng Sberbank, VTB và Gazprombank được cấp khoản tín dụng lên đến 44 tỷ USD) với thời hạn 3 tháng bởi đây là những ngân hàng chính có khả năng giúp hệ thống ngân hàng duy trì thanh khoản.

  • Hà Linh (Theo AFP, Bloomberg)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,