Quốc hội Mỹ trong hai ngày cuối tuần đang họp khẩn để với Chính phủ về kế hoạch dành 700 tỷ USD nhằm giải cứu nền kinh tế khỏi những khoản “nợ độc hại” đã làm cho thị trường Mỹ và thế giới chao đảo suốt tuần qua. Chi tiết của bản kế hoạch đề xuất đã được công bố cho báo chí.
>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng Mỹ
Kế hoạch giải cứu đã được gửi lên Quốc hội (ảnh: Reuters)
Phát biểu với báo chí vào ngày thứ Bảy 20/9, Tổng thống Bush cho biết kế hoạch này nhằm củng cố hệ thống tài chính đang ốm yếu. Ông Bush nhìn nhận đây là một kế hoạch rất tốn kém, nhưng bởi vì vấn đề rất lớn. Ông nói, “Người dân Mỹ cần hiểu là tôi đưa ra quyết định này cùng với nhiều chuyên gia, đây là điều cần làm để bảo vệ người dân.”
Trong khi phát biểu, Tổng thống Bush cũng thận trọng không chỉ trích ai về tình thế hiện tại. Ông nói thêm đây là thời điểm hành động mạnh, không phải là thời điểm để đổ lỗi. “Mối nguy hiểm của việc không hành động lớn hơn rất nhiều so với rủi ro của dự án”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson cho biết Chính phủ còn phải có những quyết định hơn thế nữa để đề cập đến gốc rễ của vấn đề.
Chi tiết của kế hoạch Bản kế hoạch khá ngắn gọn trong vòng 800 từ, trong đó gồm các điểm căn bản:
Thái độ của Quốc hội
Trước đó, vào ngày thứ Sáu các lãnh đạo Quốc hội cũng đã cam kết sẽ nhanh chóng phê chuẩn “đại kế hoạch” để ổn định lại thị trường tài chính. Các thành viên Quốc hội ở cả hai đảng cùng đồng ý gác sang một bên những khác biệt giữa hai đảng, để cùng giải quyết khủng hoảng. Thái độ này mới xuất hiện từ đêm ngày thứ Năm, sau khi các lãnh đạo Quốc hội được Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương báo cáo một cách “hết sức nghiêm túc” về một hiểm họa khổng lồ. Các thành viên Quốc hội cho biết, do tình thế cấp bách, dự kiến sẽ không có nhiều thảo luận mà chỉ có một số “điều chỉnh” đối với đề án của Chính phủ. Các thành viên cam kết sẽ thông qua đề án trước khi bắt đầu kỳ nghỉ trước bầu cử, theo kế hoạch là ngày 26/9. Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cho biết nếu cần thiết Quốc hội sẽ đẩy lùi kỳ nghỉ lại. Tuy nhiên, không phải đã hết những ý kiến lo ngại về kế hoạch. Thượng nghị sĩ Richard Shelby đứng đầu Ủy ban Ngân hàng có ý kiến là tổn thất có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD, và “người đóng thuế không thể trả cho tất cả, một số người sẽ phải tự trả cho sai lầm của mình”. Một số chuyên gia cũng nhận định là kế hoạch của Chính phủ có thể ổn định thị trường trước mắt, nhưng chưa đưa ra được giải pháp dài hạn. Phản ứng tích cực của thị trường Ngay từ khi các chi tiết chưa được tiết lộ, thái độ của Chính phủ và Quốc hội đã tác động mạnh mẽ lên thị trường. Chỉ số chứng khoán Dow Jones trong 2 phiên đã tăng 7,3%, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2002. Chỉ số FTSE 100 trên thị trường London tăng 8,8%. Tại Thượng Hải và Hồng Kông, các chỉ số cũng đạt mức tăng kỷ lục là 9,5% và 9%. Phụ họa cùng chứng khoán, giá dầu thế giới cũng tăng vọt từ mức 94 USD/thùng hồi giữa tuần lên 104 USD/thùng vào cuối ngày 19/9. Các nhà đầu tư bắt đầu rục rịch rời khỏi chỗ trú "an toàn" là vàng và trái phiếu chính phủ. Kết quả là hai mặt hàng này cùng giảm giá nhẹ trong 2 ngày qua. Cụ thể, ngày 19/9 lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng lên 3,8% so với mức 3,4% của ngày hôm trước.