221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1110236
CPI tăng thấp có vực dậy thị trường chứng khoán?
1
Article
null
CPI tăng thấp có vực dậy thị trường chứng khoán?
,

 - Kết thúc tuần 38, VN-Index đạt mức 439,06 điểm, giảm 36,94 điểm so với phiên cuối tuần trước. Thị trường chứng kiến các phiên giảm điểm sâu đầu tuần và một phiên đảo chiều tăng mạnh vào cuối tuần.
Trong ba phiên liên tiếp giảm điểm, giao dịch trên sàn luôn diễn ra trong không khí ảm đạm và buồn tẻ. Tâm lý “cắt lỗ” bao trùm toàn thị trường, khi nhà đầu tư và ngay cả nhiều công ty chứng khoán đua nhau đặt lệnh bán. Chính tâm lý này càng đẩy thị trường đi xuống, trong khi tính thanh khoản của thị trường giảm dần qua các phiên, càng làm nhà đầu tư lo ngại.

Diễn biến xấu từ thị trường chứng khoán và tài chính Mỹ tạo tâm lý lo ngại đối với cả những nhà đầu tư rằng thị trường Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, và rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ thoái vốn, như họ đang làm trên các thị trường khác, để hạn chế rủi ro.

 

VN Index ngày 22/9/2008.


Tuy nhiên, phiên đảo chiều cuối tuần mặc dù khá bất ngờ, nhưng nằm trong dự đoán của nhiều người, khi thị trường đã xuống quá thấp sẽ phải có sự đảo chiều. Trong phiên cuối tuần, một số nhà đầu tư lớn “khởi nghĩa”, tăng lượng cầu ngay từ đầu phiên, tạo tâm lý “đám đông” tranh mua của thị trường, và họ đã thành công. Phiên đảo chiều bất ngờ vào cuối tuần là một tín hiệu tốt, tạo tâm lý hứng khởi cho tuần mới. 

Tuần qua, khi nhà đầu tư trong nước co cụm lại thì khối ngoại lại tăng cường giao dịch, tuy nhiên bán mạnh hơn mua. Mỗi phiên nhà đầu tư nước ngoài mua vào trung bình 3,57 triệu, và bán ra 4,38 triệu chứng khoán.

Tuần qua, HASTC-Index kết thúc tuần giao dịch tại mức 145,74 điểm, thấp hơn cuối tuần trước 9,2%, tương ứng 14,88 điểm. khối lượng giao dịch xấp xỉ 10 triệu đơn vị/ phiên, tương đương giá trị 351 tỷ đồng. Diễn biến của sàn HASTC cũng tương tự như sàn HOSE.

Tuần này: Tích lũy?

Trong tuần này, thị trường có thể có một số rủi ro ảnh hưởng tới đà tăng. Trước hết là rủi ro rằng thị trường tài chính Mỹ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Chính phủ Mỹ đã thông qua gói 500 tỷ USD cứu thị trường tài chính, trong khi ngân hàng trung ương các nước cũng bơm hàng tỷ đô ra thị trường tạo tính thanh khoản cho các thể chế tín dụng. 

Tuy nhiên, không ai đoán trước được tình hình, cũng như không ai đã ngờ được rằng chỉ trong tuần trước thôi, hai trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã bị xóa xổ sau một đêm (ngày Chủ nhật đen tối). Trong thời gian tới, sẽ có thể có một loạt các ngân hàng khác của Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn, và không phải tổ chức nào cũng được Chính phủ cứu.

Rủi ro khác chính là từ tâm lý chưa ổn định của nhà đầu tư. Nếu thị trường tăng một hai phiên, sau đó đảo chiều, nếu không có thông tin hỗ trợ, và thị trường đi xuống sâu, có thể thành quả vực dậy thị trường sẽ “đổ xuống sông xuống biển”, sự lo âu lại tràn ngập.

Tuần trước, thành phố Hồ Chí Minh đã công bố chỉ số CPI khá thấp (0,11%), dự kiến tuần này Chính phủ cũng sẽ công bố chỉ số CPI tháng 9/2008, cũng sẽ tương đối thấp. Giá giảm là do giá dầu thế giới giảm, sức cầu hàng hóa trong nước cũng giảm, các nỗ lực quản lý vĩ mô của Chính phủ phát huy tác dụng. Chỉ số CPI vốn là thông tin tác động mạnh tới thị trường, chắc chắn sẽ tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. 

Thị trường chứng khoán vẫn còn đan xen mảng tối mảng sáng. Mảng tối là những bất ổn của thị trường kinh tế toàn cầu, của khó khăn tồn tại và tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh lãi xuất cho vay ngân hàng quá cao, lạm phát cả năm vẫn rất cao (nếu so với các quốc gia trong khu vực). Còn quá sớm để nói về tình hình hoạt động và lời lãi của các công ty trong quý III, khi thời gian công bố báo cáo còn xa.

Hạn định công ty chứng khoán phải tách bạch tài khoản tiền của nhà đầu tư đã đến gần, không biết khi đến hạn 1/10, thị trường sẽ ra sao khi mà chỉ còn hơn một tuần nữa là đến hạn, trong khi thực tế các dự án tách biệt tiền gửi tại các CTCK vẫn còn ngổn ngang.

Mảng sáng là tâm lý nhà đầu tư đã bắt đầu hồi phục sau một tuần bị suy giảm trầm trọng. Quá sớm để nói, nhưng nếu tâm lý ổn định, luồng tiền trở lại thị trường, thì chứng khoán có cơ hội đi lên.

Chính vì vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc việc đầu tư, xem xét thời điểm bán mua của mình. Đặc biệt là nếu mua cổ phiếu cần cân nhắc khi cổ phiếu về (tuần sau), lúc đó thị trường sẽ ra sao. Cẩn trọng luôn luôn là điều cần thiết, nhất là trong bổi cảnh nhạy cảm của nền kinh tế thế giới như hiện nay.

  • Trần Long

 

Tuyệt đại đa số cổ phiếu tăng trần

Kết thúc phiên giao dịch 22/9, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 20,8 điểm (tương đương tăng 4,74%) lên 459,86 điểm.

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số này cũng đã có một phiên hồi phục mạnh sau khi giảm liên tục và mất 25,4% kể từ cuối tháng 8/2008.

Tất cả 163 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE đều tăng giá, trong đó có 162 mã tăng tăng hết biên độ cho phép.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 22/9 giảm mạnh xuống 7,6 triệu đơn vị, trị giá 292,2 tỷ đồng (so với 23,8 triệu đơn vị và 808,3 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Một mã duy nhất không tăng giá kịch trần trong phiên giao dịch sáng 22/9 là SZL của SZL của CTCP Sonadezi Long Thành. Cổ phiếu này chỉ tăng 2.000 đồng lên 63.000 đồng/cp.

Cổ phiếu PVT của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí và SGC của CTCP XNK Sa Giang sáng 22/9 giao dịch không hưởng quyền để phát hành thêm cổ phiếu. Giá 2 cổ phiếu này đã giảm tương ứng là 5.900 đồng và 3.600 đồng. Tuy nhiên, so với giá điều chỉnh giảm do giao dịch không hưởng quyền thì 2 cổ phiếu này đã tăng giá hết biên độ cho phép.

Các cổ phiếu cố khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Ngân hàng Sacombank (0,77 triệu đơn vị); SAM của CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông (0,44 triệu); VSH của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (0,42 triệu); FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (0,33 triệu); TSC của Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (0,30 triệu).

Cũng tại phiên giao dịch sáng 22/9, chỉ số HASTC-Index tăng 4,7 điểm (tương đương tăng 3,22%) lên 150,44 điểm.

Do không có người bán ra, khối lượng giao dịch thành công phiên này tụt giảm, xuống 3,5 triệu đơn vị, trị giá 120,2 tỷ đồng (so với 11,6 triệu đơn vị và 325,2 tỷ đồng phiên liền trước).

Trừ 1 cổ phiếu thường xuyên không có giao dịch là HSC của Hacinco, tất cả các cổ phiếu còn lại đều tăng giá, trong đó có 146 trong tổng số 150 mã tăng giá trên 6%.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu TLC của Viễn thông Thăng Long đứng đầu với 0,38 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là VCG của Tổng Công ty Vinaconex (0,28 triệu; ACB của Ngân hàng Á Châu (0,27 triệu); KLS của chứng khoán Kim Long (0,21 triệu); NVC của CTCP Nam Vang (0,19 triệu).

  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,