221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1111444
Mâu thuẫn lớn trong kế hoạch giải cứu chưa được giải quyết
1
Article
null
Khủng hoảng Tài chính Mỹ:
Mâu thuẫn lớn trong kế hoạch giải cứu chưa được giải quyết
,

Cho dù đã điều trần liên tục trong 2 phiên tại Thượng và Hạ viện Mỹ nhưng những vướng mắc lớn trong kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ với số tiền mà người dân Mỹ phải trả lên tới 700 tỷ USD vẫn chưa được giải quyết.

Gói giải pháp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn nữa nhiều khả năng vẫn sẽ buộc phải thông qua nhưng chắc chắn sẽ có một bên, hoặc là quốc hội Mỹ hoặc là chính phủ Mỹ sẽ phải lùi bước.

>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng Mỹ 

Ảnh: Reuters

Ba vướng mắc chính

Trong phiên điều trần hôm Thứ Tư ngày 24/9 tại Hạ viện Mỹ, Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đã tiếp tục phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ các nghị sĩ về kế hoạch mà ông và Chính phủ Mỹ đưa ra nhằm giải cứu một danh sách dài khoảng vài chục tập đoàn tài chính tư nhân đang lâm vào khủng hoảng.

Rất nhiều thượng nghị sĩ hôm 23/9 và hạ nghị sĩ hôm 24/9 cho rằng kế hoạch của Bộ Tài chính và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề của các tập đoàn tài chính, trong khi đó không đả động đến việc bảo vệ quyền lợi của người dân Mỹ - những người trực tiếp đóng thuế cho ngân sách Mỹ.

Hai vấn đề được nhiều nghị sĩ quốc hội Mỹ yêu cầu ông Paulson xem xét và bổ sung vào kế hoạch của mình đó là việc phải đưa ra mức giới hạn đối với các khoản lương-thưởng cho lãnh đạo của các tập đoàn tài chính lớn và quyền nắm giữ cổ phần của Chính phủ Mỹ sau khi bơm tiền vào cứu các tập đoàn bị khủng hoảng.

Trong kế hoạch của mình cũng như trong bản thuyết trình trước Hạ nghị viên hôm qua (24/9) ông Paulson đã không hề đề cập tới lời kêu gọi về việc hạn chế các khoản lương-thưởng khồng lồ dành cho lãnh đạo các tập đoàn tài chính.

Ông Paulson cũng không đề cập tới yêu cầu của phía Đảng Dân chủ rằng gói giải pháp phải bao gồm các biện pháp để giảm tình trạng tịch thu nhà cửa thế chấp vay nợ của người dân Mỹ.

Còn khả năng chính phủ nắm giữ cổ phần trong các công ty được hỗ trợ trong đợt giải cứu này nhằm chia sẻ lợi ích với người dân Mỹ cũng chưa được chính thức đề cập.

“Tôi hiểu quan điểm của các bạn rằng những người đóng thuế phải được chia sẻ quyền lợi trong kế hoạch bơm tiền giải cứu hệ thống tài chính. Nhưng để tôi được làm rõ cho các bạn rằng, gói giải pháp tổng thể mà chúng tôi đề xuất đã nhằm mang lại lợi ích cho người dân Mỹ, bởi vì hệ thống tài chính hiện nay đang quá yếu và sẽ khiến chính họ gặp nhiều rủi ro”, ông Paulson nói.

Chủ tịch Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd. (Ảnh: NPR)

Paulson sẽ lùi bước?

Trước những áp lực rất lớn từ 2 viện, Bộ Trưởng Tài chính Henry Paulson trong phiên điều trần hôm 24/9 tại Hạ nghị viện đã có những lời nói nhượng bộ đầu tiên. Ông Paulson cho biết sẽ chấp nhận những thay đổi trong kế hoạch của chính phủ nhằm cứu thị trường tài chính.

Trái ngược với quan điểm của mình, ông Paulson cho biết sẽ đưa vấn đề lương-thưởng vào trong bản kế hoạch và cũng cho biết sẽ “chấp nhận thực tế” là kế hoạch giải cứu sẽ cho phép chính phủ nắm giữ cổ phần trong các tập đoàn được cứu trợ.

Paulson hiện đang nỗ lực để cứu cuộc đàm phán khỏi rơi vào thất bại trong bối cảnh các nghị sĩ của cả 2 đảng phản đối dữ dội. Một số nghị sĩ Đảng Cộng hoà tại Hạ nghị viện hôm 24/9 vừa cảnh bảo ông rằng kế hoạch sẽ không được thông qua và cần thời gian để xem xét các đề xuất khác. Cả ông Paulson và Chủ tịch Fed Ben S. Bernanke đều nhấn mạnh sự quan trọng của quyết định cứu giúp thị trường tài chính, trong khi cũng công nhận sự cần thiết phải bảo vệ người đóng thuế.

“Người dân Mỹ đang rất tức giận với các khoản lương-thưởng khổng lồ của các lãnh đạo tập đoàn tài chính”. “Chúng ta phải tìm cách để có những quy định bằng luật, nhưng làm sao không để ảnh hưởng tới tính hiệu quả của chương trình giải cứu”, ông Paulson nói trước Hạ viện - những điều khác xa so với những gì ông đã chuẩn bị.

Chưa có cam kết chính thức

“Chưa có quyết định cuối cùng và tất cả đều còn đang được thảo luận”, Người phát ngôn của Bộ Tài chính, bà Jennifer Zuccarelli trả lời câu hỏi về quan điểm của Paulson về vấn đề nắm giữ cổ phần của Chính phủ.

Trong khi đó, nhằm gây áp lực với quốc hội, Tổng thống Mỹ Bush sáng sớm 25/9 (giờ Việt Nam) đã tuyên bố trên truyền hình nếu kế hoạch không được thông qua thì một điều khủng khiếp đối với nền kinh tế sẽ xảy ra.

Hiện Paulson đang được tư vấn nên tập hợp một gói giải pháp phối hợp các quan điểm của Thượng và Hạ viện. Và gói giải pháp sẽ được thông qua càng sớm càng tốt trong tuần này. Dự kiến giải pháp này sẽ được đưa ra trong ngày 25/9.

Được biết, bản kế hoạch giải cứu thị trường của Paulson sau vài ngày thảo luận tại hai viện đã được kéo dài lên thành 40 trang, thay cho bản 2,5 trang ban đầu.

Trước đó, Chủ tịch Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd đã đề xuất Bộ Tài chính nắm giữ cổ phần tại các tập đoàn bán tài sản nợ cho chính phủ. Cổ phiếu nắm giữ sẽ tương đương 125% giá trị tài sản khi bán.

Ông Dodd hôm 23/9 cũng khuyên Paulson trong buổi điều trần tại Thượng viện “nên tính tới” cả vấn đề lương-thưởng vào trong gói giải pháp.

Paulson từng được thưởng rất lớn tại Golman Sach

“Chúng ta đang yêu cầu người đóng thuế Mỹ hy sinh và bỏ ra 700 tỷ USD trong khi nhiều người đang đút vào túi hàng đống tiền một cách không công bằng” đại diện bang Illinois Luis Gutierrez nói. “Tôi muốn được đảm bảo chắc chắn rằng điều này sẽ không xảy ra trong tương lai”.

Khi còn là giám đốc điều hành của Golman Sach đã được nhận 18,7 triệu USD tiền thưởng trong nửa đầu năm 2006, và hồi năm 2005 ông là người có thu nhập cao nhất phố Wall với 38,3 triệu USD tiền lương, cổ phiếu và quyền mua…

Ông Paulson cũng đã có tổng cộng 3,23 triệu cổ phiếu phổ thông của Goldman, trị giá 492 triệu USD, cộng với số cổ phiếu không có quyền biểu quyết trị giá 75,2 triệu USD  và quyền mua 680.474 cổ phiếu.

Trong khi đó, ông Paulson cũng đã không phải đóng 20% thuế thu nhập cho những phần thu nhập từ Goldman.

  • Hà Linh (Theo Bloomberg, Reuters, Business Week)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,