221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1112824
Ngân hàng lớn thứ 6 của Mỹ bị thôn tính
1
Article
null
Ngân hàng lớn thứ 6 của Mỹ bị thôn tính
,

Citigroup, tập đoàn ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tổng tài sản, đã chính thức mua lại mảng hoạt động tín dụng của tập đoàn ngân hàng Wachovia. Các thông tin tiết lộ giá ấn định trong khoảng 2,16 – 2,2 tỷ USD.

>>> Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng 

Ảnh: Reuters

Giá cổ phiếu của Wachovia, tập đoàn đứng thứ 6 nước Mỹ tính theo tổng tài sản, đã rớt giá xuống dưới 1 USD vào ngày thứ Hai.

Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang, cơ quan đứng ra dàn xếp vụ mua bán, tất cả người gửi tiền sẽ được bảo đảm quyền lợi. Citigroup sẽ cắt giảm một nửa cổ tức của mình, đồng thời huy động thêm 10 tỷ USD để đảm nhận trách nhiệm về các khoản nợ của Wachovia.

Wachovia là nạn nhân mới nhất trong cuộc khủng hoảng đã đẩy hai người khổng lồ là Lehman Brothers và Washington Mutual đến diệt vong, đồng thời là hai cuộc “hôn nhân cưỡng bức” để cứu hai người khổng lồ khác là Merrill Lynch và Bear Stearns.

Cuộc mua bán này mang lại cho Citigroup khoảng 3.300 chi nhánh ngân hàng và văn phòng trải trên 21 bang của Mỹ. Tổng cộng lại, họ sẽ có khoảng 4.300 chi nhánh ngân hàng tại Mỹ, với hơn 600 tỷ USD tiền gửi (tương đương 9,8 thị trường ngân hàng Mỹ). Tính trên toàn cầu, Citigroup sẽ có lượng tiền gửi lên đến 1,3 ngàn tỷ USD, nhiều hơn 350 tỷ USD so với người đứng kế là JPMorgan Chase.

Các thông báo không cho biết cổ đông của Wachovia sẽ được bao nhiêu cho mỗi cổ phiếu. Giao dịch cổ phiếu của Wachovia bị ngừng lại vào ngày thứ Hai, vào đầu ngày giá chỉ còn 95 xu Mỹ. Giá cuối tuần trước là 10 USD và giá hồi tháng 2/2007 là hơn 48 USD.

Vào lúc cuộc mua bán ngã ngũ, giá của cổ phiếu Citigroup cũng giảm 1,4% để còn 19,86 USD.

Các cơ quan quản lý đã làm việc liên tục suốt những ngày qua, để cuối cùng dàn xếp “gả bán” Wachovia cho Citigroup vào 4 giờ sáng ngày thứ Hai 29/9. Mô hình của vụ này tương tự như lần JPMorgan Chase khẩn cấp mua lại Bear Stearns hồi tháng 3/2008.

Vai trò của Citigroup

Trong khoản cho vay của Wachovia, lên đến 312 tỷ USD, ông chủ mới là Citigroup sẽ gánh khoản lỗ tối đa 42 tỷ USD. Phần lỗ vượt trên con số đó sẽ do Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang gánh. Để đổi lại, cơ quan này sẽ nhận được số cổ phiếu ưu đãi và quyền mua cổ phiếu, tương đương khoảng 12 tỷ USD.

Một nhà phân tích của công ty Oppenheimer trả lời phỏng vấn đài CNBC, “Tôi không hiểu làm sao Citigroup có thể dùng lợi nhuận để gánh 42 tỷ USD lỗ. Chắc chắn họ phải huy động thêm vốn cổ đông.”

Một tập đoàn ngân hàng khác là Wells Fargo cũng tỏ ý muốn mua, nhưng không theo được đến cùng. Một nhà phân tích nói “Wells Fargo mua được sẽ tốt cho họ, nhưng tôi không thấy họ đủ sức gánh khoản nợ xấu lớn đến thể. Trong khi đó, Citigroup là người cần mua hơn ai hết.”

Vụ mua bán này làm cho 30% tiền gửi của toàn nước Mỹ tập trung vào ba đại gia là Bank of America, JPMorgan Chase và Citigroup, mang lại cho họ quyền lực để ấn định lãi suất và phí dịch vụ. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định cũng vì vậy ba đại gia này sẽ bị các cơ quan quản lý theo dõi ngặt nghèo hơn.

Còn một số ngân hàng nhỏ và vừa đang chịu áp lực nặng nề, chắc chắn đến nay không còn đường nào khác ngoài việc tìm kiếm người mua.

Phần còn lại của người khổng lồ

Wachovia chỉ còn lại bộ phận môi giới mang tên A.G. Edwards Inc và quỹ đầu tư có tên Evergreen, với 14.600 chuyên viên cố vấn và quản lý số tài sản ủy thác quản lý tương đương 1 ngàn tỷ USD. Tuy nhiên, phần này cũng còn đủ để họ đứng thứ ba nước Mỹ về dịch vụ này, sau Merrill Lynch và công ty môi giới Smith Barney thuộc tập đoàn Citigroup.  

Mới tuần trước, sau khi Washington Mutual sụp, Tổng giám đốc của Wachovia, ông Robert Steel vẫn còn gửi một thông báo cho nhân viên, khẳng định ngân hàng vẫn vững mạnh. Bản thông báo còn kèm theo câu trả lời cho những câu hỏi như “Liệu Wachovia có đứng vững” hay “Wachovia khác gì so với Lehman, Bear Stearns và WaMu (ba nhà khổng lồ khác đã gục trước.)”

Căn nguyên của thất bại

Một nhà phân tích cho biết, “Sau khi ngân hàng Washington Mututal sụp đổ tuần trước, có lẽ tình hình của Wachovia đã càng trở nên nghiêm trọng do không thể ngăn cản khách hàng đến rút tiền về. Chỉ trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu, chắn chắn đã có một lượng tiền rất lớn bị khách hàng rút về.” Wachovia không công bố số tiền bị rút trong mấy ngày qua, nhưng có thể thấy tình thế tương tự: người gửi tiền đã rút về 16,7 tỷ USD từ Washington Mutual, chỉ trong 1 tuần trước khi ngân hàng này đổ.  

Trong nửa đầu năm 2008, Wachovia báo cáo lỗ 9,7 tỷ USD. Tai họa bắt đầu từ tháng 10/2006 khi tập đoàn này bỏ ra 25 tỷ USD để mua lại công ty tài chính Golden West ở California, một công ty chuyên cho vay địa ốc với cơ chế trả lãi linh hoạt có tên ARM. Khoản cho vay địa ốc này lên tới 122 tỷ USD và đưa Wachovia lên đứng đầu nước Mỹ về loại hình cho vay này. Tổng giám đốc của Wachovia sau đó đã thú nhận là rất sai lầm về thời điểm mua. Khi đó quả bong bóng địa ốc đã lên đến đỉnh điểm và chuẩn bị vỡ.

Theo cơ chế ARM, người vay được quyền hoãn trả lãi và nhập vào nợ gốc. Vào tháng 8 vừa qua, giá nhà đất ở California giảm 41% so với trước đó 1 năm. Khách hàng thấy giá trị nhà thấp hơn cả khoản nợ. Các chuyên gia ước tính khoản vay không thu hồi được có thể đến 45%.

 

  • Bùi Văn (theo Bloomberg, IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,