221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1114076
Giao dịch chứng khoán ảm đạm
1
Article
null
Giao dịch chứng khoán ảm đạm
,

 - Lo ngại về sự khó khăn của thị trường tài chính và chứng khoán thế giới còn kéo dài, có thể đến hết năm 2009 như một số dự báo, sức cầu cổ phiếu tại châu Á trong đó có Việt Nam suy giảm mạnh. Hầu hết các chỉ số chính tại châu Á sáng 3/10 đều giảm khoảng 2%.

“Cho dù Thượng nghị viện Mỹ đã thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ với số phiếu thuận áp đảo và nếu Hạ viện có thông qua thì thị trường tài chính Mỹ cũng không thể sớm hồi phục”, anh Trung Nghĩa, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng 3/10 nói.

“Nếu kế hoạch được thông qua thì chỉ cứu được các tập đoàn tài chính trong ngắn hạn. Sau đó, các tập đoàn này vẫn phải chèo chống trong sóng gió và bán tài sản để trả nợ. Hơn nữa, giá bất động sản Mỹ đang tụt dốc hàng ngày do các nhà cửa của nhiều người Mỹ bị tịch thu và bán ra. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm”, anh Nghĩa nói.

Kết thúc phiên giao dịch 3/10, chỉ số VN-Index giảm 8,11 điểm (tương đương giảm 1,76%) xuống 452,14 điểm. (Ảnh: LAD)

HOSE: VN-Index giảm xuống 452,14 điểm

Kết thúc phiên giao dịch 3/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,11 điểm (tương đương giảm 1,76%), xuống 452,14 điểm.

Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 49 mã tăng giá (trong đó có 14 mã tăng kịch trần), 90 mã giảm giá (trong đó có 10 giảm kịch sàn) và 25 mã đứng giá.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 3/10 giảm xuống 10,4 triệu đơn vị, trị giá 356,2 tỷ đồng (so với 14,6 triệu đơn vị và 528 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: 3 cổ phiếu BT6 của CTCP Bê tông 620 Châu Thới, NKD của Bánh kẹo Kinh Đô miền Bắc và SZL của CTCP Sonadezi Long Thành cùng tăng trần 2.500 đồng, lên tương ứng 57.000 đồng/cp, 53.500 đồng/cp và 59.900 đồng/cp; SHC của Hàng Hải Sài Gòn (tăng 2.100 đồng, lên 44.500 đồng/cp); DQC của Bóng đèn Điện Quang (tăng 1.600 đồng, lên 33.900 đồng/cp).

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (giảm sàn 4.500 đồng, xuống 90.500 đồng/cp); 3 cổ phiếu VIC của Vincom, TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh và DHG của Dược Hậu Giang cùng giảm 3.000 đồng xuống, tương ứng 95.000 đồng/cp, 108.000 đồng/cp và 131.100 đồng/cp; SGT của Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (giảm sàn 1.800 đồng, xuống 35.200 đồng/cp).

Các cổ phiếu cố khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,11 triệu đơn vị); SAM của CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông (0,7 triệu); HPG của Hoà Phát (0,69 triệu); PVT của Vận tải dầu khí (0,5 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (với 0,44 triệu).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 0,61%

Kết thúc phiên giao dịch sáng 3/10, chỉ số HASTC-Index giảm 0,94 điểm (tương đương giảm 0,61%), xuống 152,02 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công sáng 3/10 giảm xuống 7,7 triệu đơn vị, trị giá 275,7 tỷ đồng (so với 10,5 triệu đơn vị và 352,1 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 153 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 58 mã tăng giá, 80 mã giảm giá, 11 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: CCM của Xi măng Cần Thơ (tăng 3.000 đồng, lên 46.200 đồng); TJC của Dịch vụ Vận tải và Thương mại (tăng 1.800 đồng, lên 28.200 đồng/cp); ILC của Hợp tác Lao động với nước ngoài (tăng 1.700 đồng, lên 26.300 đồng/cp); TV4 của Xây dựng điện 4 (tăng 1.100 đồng, lên 16.900 đồng/cp).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: PVE của Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí (giảm 1.900 đồng, xuống 25.500 đồng/cp); NGC của Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Ngô Quyền (giảm 1.400 đồng, xuống 19.500 đồng/cp); SDJ của Sông  Đà 25 (giảm 1.400 đồng, xuống 21.300 đồng/cp); VTL của CTCP Thăng Long (giảm 1.200 đồng, xuống 17.500 đồng/cp).

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,78 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,51 triệu); DBC của Nông sản Bắc Ninh (0,45 triệu); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,43 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,42 triệu).

  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,