- Hiện nay số vốn vay của Tập đoàn Công nghiệp tàu Thuỷ (Vinashin) lên tới 2 tỷ USD, nhiều ý kiến lo ngại số vốn vay gấp nhiều lần vốn sở hữu, hoạt động của Vinashin có hiệu quả? Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này.
Ông Bình cho biết,
Ông Phạm Thanh Bình. (Ảnh Trần Thuỷ) |
- Kết quả kiểm toán năm 2007 của Vinashin được KPMG đánh giá như thế nào?
- Theo đánh giá của KPMG thì năng lực tài chính của Vinashin có nhiều thay đổi và được đánh giá tốt. Với mục đích trở thành một tập đoàn lớn, đẳng cấp quốc tế, có khả năng tài chính lành mạnh, việc bổ nhiệm KPMG làm đơn vị kiểm toán khẳng định cam kết của Vinashin tuân theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Bên cạnh việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, KPMG còn giúp Vinashin thực hiện quản trị rủi ro và quản lý tài chính doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Việc làm này sẽ giúp Vinashin minh bạch trong các vấn đề tài chính, để đi ra thị trường vốn quốc tế.
Được kiểm toán quốc tế đánh giá tốt về tài chính cũng như hoạt động, Vinashin hoàn toàn có thể tự phát hành trái phiếu ra thị trường vốn trong nước và quốc tế không khó khăn lúc này. Sau khi có kết quả kiểm toán năm 2006 thì Vinashin đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và huy động 600 triệu USD để phục vụ đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Nay đã có kết quả kiểm toán của năm 2007 và Vinashin dự kiến đầu năm 2009 sẽ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thu hút 400 triệu USD nữa để tiếp tục đầu tư các dự án. Nếu kết quả kiểm toán không tốt thì chắc chắn không thể huy động được vốn lớn trên thị trường quốc tế.
- Hiện nay số vốn vay của Vinashin lên tới 2 tỷ USD, nhiều ý kiến lo ngại với số vốn vay gấp nhiều lần vốn sở hữu, hoạt động của Vinashin có hiệu quả?
- Trong tay Vinashin hiện có những hợp đồng đóng tàu lớn với tổng trị giá đến 12 tỷ USD, đảm bảo việc làm đến năm 2012, nhiều hợp đồng kéo dài đến 2014.
Để đáp ứng các đơn hàng này, Vinashin đang triển khai 70 dự án đầu tư lớn. Vì đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu vốn rất lớn. Vinashin huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Đa số các khoản vay của Vinashin đều là vay dài hạn với lãi suất khá hợp lý. Hiện Vinashin chỉ phải trả lãi suất còn các khoản vay chưa đến hạn phải trả.
Vốn vay nước ngoài chịu lãi suất từ 6% đến 7,1%/năm. Vay trong nước chủ yếu là các khoản vay dài hạn từ trước, lãi suất cao nhất là 12%/năm. Nhiều khoản vay với lãi suất 8,4%/năm, một số hợp đồng vay trả lãi thấp hơn.
Vinashin đang trong giai đoạn đầu tư và chịu khấu hao cao. Nhưng để giảm áp lực các khoản vay, chúng tôi chủ trương đầu tư được phần nào, nếu có thể tổ chức sản xuất thì làm ngay. Năm 2007, Vinashin lãi 500 tỷ đồng. Lợi nhuận không nhiều nhưng so với khoản vay lớn, trả được lãi, trả được nợ vay mà vẫn còn lãi đã là cố gắng rất lớn.
Còn chuyện đi vay nhiều hơn hàng chục lần vốn chủ sở hữu nên hiểu thế này: Vinashin đã làm ăn hiệu
Các khoản vay của Vinashin là vay dài hạn có lãi suất thấp so với thời điểm hiện nay. Vinashin có nỗ lực vượt qua khó khăn và có sự hỗ trợ của Chính phủ. |
Trong khi quy mô doanh nghiệp đã lớn hơn hàng chục lần nhưng vẫn bị bó trong quy định liên quan đến vốn chủ sở hữu. Và việc tính tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu như vừa qua để cho rằng chúng tôi gặp rủi ro về tài chính là chưa hợp lý.
Hiện Chính phủ đã cho phép thí điểm đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Vốn của DNNN theo sổ sách rất thấp, Vinashin đã đề nghị Chính phủ cho KPMG đánh giá lại tài sản của Vinashin để làm căn cứ điều chỉnh lại phần vốn Nhà Nước.
Không chỉ đầu tư vào đóng tàu, Vinashin còn đầu tư vào sản xuất thép, điện... |
- Các khoản vay nước ngoài của Vinshin trong thời gian gần đây được tính vào nợ của Chính phủ hay nợ của DN?
-Hoàn toàn là nợ của DN, kể cả khoản 750 triệu USD phát hành trái phiếu Chính phủ thì Vinashin cũng phải vay lại với lãi suất thương mại, còn những khoản huy động khác đều do DN tự chịu trách nhiệm.
- Vừa qua Vinashin lại liên doanh với Tập đoàn Lion của Malaixia đầu tư Khu liên hợp thép với số vốn lên đến 9,7 tỷ USD, trong đó Vinashin góp 26% vốn. Vậy số tiền rất lớn này lấy ở đâu ra, thưa ông?
- Đúng là Vinashin vừa tham gia với Lion đầu tư dự án Liên hợp thép tại Ninh Thuận. Vốn pháp định của dự án này là 780 triệu USD, giai đoạn1( từ 2008-2010) vốn đầu tư cần 2,7 tỷ USD và Vinashin góp 200 triệu USD. Nhưng toàn bộ số tiền này không phải góp bằng tiền mặt mà bằng giá trị thương hiệu và thương quyền đất. Cơ cấu vốn đã thống nhất xong với đối tác.
Với các dự án khác cũng vậy, không phải tất cả các dự án đầu tư ra bên ngoài Vinashin đều góp vốn. Với nhiều dự án, Vinashin chỉ góp bằng thương hiệu. Chỉ riêng việc góp thương hiệu của Vinashin đã huy động được 1.600 tỷ đồng từ khoảng 200 doanh nghiệp vệ tinh, chuyên cung cấp chi tiết, phụ kiện và sản phẩm cho Vinashin. Sẽ phải chi một khoản lớn hơn nhiều nếu Tập đoàn buộc phải tự đầu tư.
- Ông có thể cho biết con số cụ thể bề tỷ lệ đầu tư ngoài ngành của Vinashin là bao nhiêu?
Chúng tôi tính toán hết cỡ cũng chỉ vào khoảng 4,7% trên tổng mức đầu tư 50.000 tỷ đồng. Một con số rất nhỏ bé. Lớn nhất là đầu tư vào Bảo Việt, nhưng đây là ngành ít rủi ro nhất. Đầu tư vào bảo hiểm, chúng tôi cũng gắn với lợi ích của mình. Cái được lợi là ổn định được phí bảo hiểm có lợi cho Tập đoàn, hơn nữa có thể tiếp cận nguồn vốn từ thu phí bảo hiểm của Bảo Việt. Vì thế, không thể nói rằng Vinashin đầu tư dàn trải theo nghĩa là đầu tư nhiều dự án và không có mục đích rõ ràng.
Các cơ quan chức năng đã kết luận rồi, các khoản vay từ trái phiếu Chính phủ vừa qua được Vinashin sử dụng đúng mục đích, đầu tư vào các dự án trọng điểm phục vụ đóng tàu trong nước.
- Xin cảm ơn ông.
-
Trần Thuỷ