221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1118240
Cổ phiếu ào ào giảm giá
1
Article
null
Cổ phiếu ào ào giảm giá
,

 - Chỉ đi ngược với xu hướng giảm mạnh trên thị trường chứng khoán thế giới trong một phiên hôm qua, sáng nay (16/10), hầu hết các cổ phiếu tại Việt Nam đã giảm giá mạnh.

Từ chiều tới đêm hôm qua, các nhà đầu tư chứng khoán trong nước đã tỏ ra rất lo ngại về tình hình bất ổn tái diễn trên thị trường chứng khoán thế giới, khi mà các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại châu Âu đồng loạt giảm 5-6% và tại Mỹ các chỉ số chính đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/10 đều giảm ở mức kinh hoàng 8-9%.

Tình trạng bán tháo cổ phiếu tại Mỹ, các nước châu Âu và châu Á đã mạnh lên rất nhiều bắt đầu từ đêm  15/10 (giờ Việt Nam) khi mà Mỹ công bố tổng mức bán lẻ tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Đây là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang bước vào thời kỳ suy thoái. Hơn thế, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng những biện pháp mà các nước đã và đang triển khai như cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống ngân hàng chưa đủ mạnh và có nhiều tác động phụ.

Tại Việt Nam, các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn khá tích cực so với vài tháng trước đó và một số doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III tốt nhưng cũng không đủ để ngặn chặn được nỗ lo suy thoái chung trên thế giới.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 16/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 12,54 điểm (tương đương giảm 3,16%) xuống 384,61 điểm. (Ảnh: TBKT)


HOSE: VN-Index giảm 3,16%

Kết thúc phiên giao dịch sáng 16/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 12,54 điểm (tương đương giảm 3,16%) xuống 384,61 điểm.

Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 25 mã tăng giá (có 12 mã tăng kịch trần), 123 mã giảm giá (trong đó có 67 giảm kịch sàn) và 14 mã đứng giá.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 16/10 tụt giảm xuống 12,7 triệu đơn vị, trị giá 370 tỷ đồng (so với 24,8 triệu đơn vị và 752,2 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: SZL và TSC cùng tăng trần 2.500 đồng lên tương ứng 54.000 đồng/cp và 57.500 đồng/cp; NTL và TMS cùng tăng trần 1.900 đồng lên  tương ứng 41.600 đồng và 40.200 đồng/cp; VHC và VIS cùng tăng trần 1.200 đồng lên 25.700 đồng và 25.500 đồng/cp. 

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: VNM của Vinamilk (giảm sàn 4.000 đồng xuống 85.500 đồng/cp); SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (giảm sàn 3.000 đồng xuống 64.000 đồng/cp); DPR của Cao su Đồng Phú, BT6 của Bê Tông 620 Châu Thới cùng giảm sàn 2.500 đồng xuống 54.000 đồng và 53.500 đồng/cp.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,26 triệu cổ phiếu); SAM của Sacom (0,62 triệu cổ phiếu); HPG của Hoà Phát (0,5 triệu cổ phiếu), DPM của Đạm Phú Mỹ (0,5 triệu cổ phiếu), VTO của Vận tải Xăng dầu VITACO (0,47 triệu cổ phiếu).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 5,93%

Sau 2 phiên phục hồi mạnh, kết thúc phiên giao dịch sáng 16/10, chỉ số HASTC-Index giảm 7,84 điểm (tương đương giảm 5,93%) xuống 124,28.

Cũng giống như sàn HOSE, do lượng cung bất ngờ tăng mạnh và cầu giảm nên khối lượng giao dịch thành công sáng nay 16/10 giảm mạnh xuống 7,9 triệu đơn vị, trị giá 216,6 tỷ đồng (so với 13,5 triệu đơn vị và 388,3 tỷ đồng phiên liền trước).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VTS của Viglacera Từ Sơn (tăng 2.500 đồng lên 45.600 đồng); DAC (tăng 2.100 đồng lên 37.800 đồng); BHV (tăng 1.600 đồng lên 32.900 đồng); PJC (tăng 1.100 đồng lên 18.100 đồng).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: SPP (giảm sàn 3.300 đồng xuống 44.300 đồng); KKC (giảm sàn 2.700 đồng xuống 36.000 đồng); NPS (giảm sàn 2.200 đồng xuống 29.600 đồng).

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,97 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,86 triệu đơn vị); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,66 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,43 triệu đơn vị); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,37 triệu đơn vị).

  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,