221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1117592
Mỹ khủng hoảng kinh tế và... xứng đáng giải Nobel kinh tế
1
Article
null
Mỹ khủng hoảng kinh tế và... xứng đáng giải Nobel kinh tế
,

Rất có thể nếu khủng hoảng không xảy ra thì Giáo sư Paul Krugman đã không nhận được Giải Nobel kinh tế 2008. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh công trình của ông, những bài báo chỉ trích gay gắt chính quyền Tổng thống Bush trên New York Times với 2 số trong một tuần và những phân tích về mặt trái của thị trường tự do… đáng ra đã rất có giá trị nếu được sớm công nhận.

>>> Nobel Kinh tế 2008 thuộc về người Mỹ

>>> Các giải thưởng Nobel 2007

Trong lúc Chính phủ lạc quan thì Paul Krugman cảnh báo, và ông đã cảnh báo đúng (ảnh: NYT, Daylife)


Tỷ lệ cá cước nhận giải thấp

Trên thế giới, người ta vẫn thích cá cược cho mọi thứ có thể cá cược. Ngay cả việc ai sẽ nhận giải Nobel cũng trở thành chủ đề cá cược.

Tỷ lệ cá cược Nobel Kinh tế

Martin Feldstein +751
Thomas Sargent +1181
Robert Barro +1341
Paul Romer +1344
Jagdish Bhagwati +1359
Paul Krugman +1617
N. Gregory Mankiw +4310
Những người khác -136

Vài ngày trước khi công bố giải, tại công ty kinh doanh cá cược có tên PinnacleSport, tỉ lệ cá Paul Krugman nhận giải Nobel còn là 1 ăn 1.617, đứng sau hàng loạt các tên khác như Martin Feldstein, Thomas Sargent, Robert Barro, Paul Romer, Jagdish Bhagwati...

Nhưng giải thưởng đã về tay vị Giáo sư kinh tế và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton của Mỹ, cho dù ông không là người hoàn toàn ủng hộ thị trường tự do. Trong khi trong quan niệm của giới chuyên gia Mỹ và một số nước khác, người nào không ủng hộ thị trường tự do thì không phải là nhà kinh tế!

GS. Krugman (sinh 1953) là tác giả của 20 cuốn sách, hàng trăm bài báo và nghiên cứu về thương mại quốc tế, tài chính toàn cầu. Ông được biết đến là người sáng lập môn học “Địa kinh tế mới”. Krugman tham gia giảng dạy tại một số trường đại học lớn khác như Đại học Yale, Trường kinh tế London (London School of Ecomomics) và MIT. 

Các công trình của ông thuộc vào loại được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Bush

GS. Krugman nổi tiếng là người chỉ trích mạnh mẽ các chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Bush với hàng loạt các bài báo đăng trên tờ New York Times kể từ khi ông phụ trách chuyên mục Op-Ed từ năm 1999.

Ông cho rằng các chính sách đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

Theo ông, chính những quyết định bãi bỏ các quy định và việc áp dụng những chính sách tài chính lỏng lẻo và việc phát triển một hệ thống tài chính ngoài tầm kiểm soát đã gây ra cơn bão tài chính khủng khiếp hiện nay.

Paul Krugman từng bị tạp chí kinh tế The Economist phê bình vì cách tiếp cận thiên lệch khi bàn về chính sách kinh tế ở Mỹ. Nhưng ngay từ năm 2005 ông đã tiên liệu về cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ. Sau đó Krugman đã đưa ra dự báo cho rằng, cuộc khủng hoảng nhà đất sẽ khiến nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái cho tới tận năm 2010.

Bên cạnh đó, GS. Krugman còn nổi tiếng vì phê phán mô hình tăng trưởng kinh tế ở châu Á vào thời điểm giữa thập niên 90, khi Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) còn coi đó là sự thần kỳ của tăng trưởng. Nhiều người xem sự phê phán của ông là một dự báo về cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997.

Trong các bài viết của mình, Krugman đã chỉ ra rằng, sự đầu tư vốn mạnh mẽ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn vào Đông Á là nguyên nhân thực sự của sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Đông Á. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành năng suất lại gần như không được cải thiện.

Mô tả mặt trái của thị trường tự do

Ngay sau buổi công bố giải Nobel Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết, ông Paul Krugman đã đưa ra một lý thuyết mới (học thuyết mới về trao đổi tự do mậu dịch) xác định những tác động của tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, cũng như những lực lượng chi phối đứng đằng sau xu hướng đô thị hóa trên toàn cầu.

Một tác phẩm nổi tiếng của Paul Krugman. Ảnh: Mises
Krugman lần đầu tiên được nhiều người biết đến khi viết các bài báo kinh tế cho Tạp chí Slate trong những năm 90. Khi đó, ông thường xuyên xoáy sâu vào cuộc tranh luận về tự do thương mại trong những bài viết nghiên cứu của mình.

“Krugman đã bắt đầu lý thuyết của mình bằng việc nêu lên vấn đề tại sao nhiều khi tự do thương mại không phải là chính sách tốt nhất và nhiều người sau đó đã trích dẫn các phân tích của ông như là một lý luận để chống lại tự do thương mại”, Michael Kinsley, biên tập viên sáng lập của tờ Slate nói.

Mặc dù các bài viết của Krugman bây giờ được tập trung vào các vấn đề liên quan tới chính trị nhiều hơn và các nghiên cứu của ông tập trung nhiều vào tài chính quốc tế hơn nhưng ông vẫn định kỳ viết về vấn đề ông rất thích thú là thương mại.

Năm ngoái, ông đã vài lần viết về những tác động tiêu cực của tự do thương mại cho chuyên mục ông phụ trách trên tờ New York Times và cả cho Viện Brookings về việc có hay không việc thương mại với các nước nghèo tăng lên không đồng đều giữa các nước phát triển như Mỹ.

Với các đóng góp của mình, năm 1991, Krugman đã nhận được huy chương John Bates Clark, một giải thưởng được trao 2 năm một lần cho “nhà kinh tế dưới 40 tuổi có đóng góp quan trọng vào tri thức kinh tế của nhân loại”.

Tuy nhiên, dưới con mắt của khá nhiều người, ông không được coi là một nhà kinh tế đích thực, ít nhất là những người theo quan điểm của Francis Amasa Walker, chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ đầu tiên, được đưa ra cách đây 100 năm rằng: “Tự do kinh doanh, tự do thương mại không đơn thuần chỉ là một bài kiểm tra đối với một học thuyết kinh tế. Nó được dùng đề xác định một người có phải là nhà kinh tế hay không”.

Hầu hết các nhà kinh tế hiện đại tiếp tục tôn vinh và ủng hộ quan điểm của Walker và các học thuyết cổ điển của Adam Smith, người đã sáng tạo ra lý thuyết “Bàn tay vô hình” cho rằng thị trường tự hoạt động và điều chỉnh rất tốt và hiệu quả, từ sản xuất cho tới phân phối.

Trong khi những người tôn vinh chủ nghĩa tự do thương mại chỉ thấy những điều rất kỳ diệu từ thị trường thì Krugman lại nhìn thấy nhiều điểm không tốt. Trong “Bàn tay vô hình”, Krugman tìm thấy những mánh khoé can thiệp của những người giầu nhất Mỹ vào trò chơi thị trường.

“Trong thời đại của chúng ta”, Krugman cho rằng “những kẻ gian tà giàu có tột độ đang chiến thắng”.

Krugman trích dẫn lại số liệu giờ đã khá quen thuộc với mọi người là những người giầu nhất chiếm 0,01% dân Mỹ giờ giầu hơn gấp 7 lần so với chính họ trước đây ba thập kỷ. Trong khi đó, thu nhập của hầu hết các gia đình Mỹ, nếu điều chỉnh theo lạm phát, lại gần như không được cải thiện.

Vào những năm 70, các giám đốc điều hành có mức  thu nhập trung bình cao hơn 30 lần công nhân viên thì hiện nay con số đó là 300 lần. “Các nhà tài phiệt Mỹ đến giờ đã đủ giầu để mua cho họ một đảng chính trị”, Krugman kết luận và người đọc cũng không mấy khó hiểu ông đang đề cập tới điều gì.

Lý thuyết của ông cũng giải thích rõ vì sao một số nước có thể chi phối hoạt động thương mại thế giới. Những nghiên cứu của GS. Krugman được Ủy ban Giải Nobel đánh giá có thể giúp giải thích nguyên do dẫn tới việc chỉ có một số quốc gia nổi bật lên trong thương mại quốc tế dù rất nhiều nước có cùng điều kiện và kinh doanh những sản phẩm giống nhau.

Bên cạnh đó, lý thuyết của Krugman cũng khai thác khái niệm gọi là "lợi thế kinh tế nhờ quy mô" - hay nói một cách khác, sản xuất càng nhiều thì giá thành càng rẻ.

Từ khái niệm này, Paul Krugman giải thích tại sao dân số sống tại các thành phố lớn ngày một gia tăng, những hoạt động kinh tế tương tự như nhau thường tập trung cùng một chỗ.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Giải Nobel kinh tế được trao tặng trong bối cảnh thế giới đang phải hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ tồi tệ nhất từ cuộc đại suy thoái 1930.

Paul Krugman. (Ảnh: Wnote)
Cuộc khủng hoảng đã hạ gục những tên tuổi lừng lẫy của Mỹ như AIG, Washington Mutual, Lehman Brothers, Merrill Lynch… và sau đó là Bradford & Bingley, Fortis, Hypo Real Estate… của châu Âu. Và tới cuối tuần vừa qua (ngày 10/10) đã quét sang châu Á với trường hợp phá sản đầu tiên là tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là Yamato Life Insurance Co.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Bloomberg 3 ngày trước khi được nhận giải Nobel, Giáo sư Krugman cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ Đại suy thoái trước đây. Mặc dù vậy, Krugman cho biết ông chưa giờ nghĩ rằng lịch sử kinh tế thế giới năm 1931 lặp lại.

Sau khi đoạt giải, ông Krugman cũng đã phát biểu vấn đề này nhưng cho rằng ông đã bớt lo ngại hơn về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi Krugman đoạt giải cũng là lúc mà châu Âu và nhiều nước khác đạt được thoả thuận về việc bơm những khoản tiền lớn vào hỗ trợ hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Mỹ đang thúc đẩy việc triển khai gói cứu trợ 700 tỷ USD.

Giải Nobel Kinh tế

Giải Nobel Kinh tế - còn có tên là Giải thưởng về Khoa học Kinh tế để tưởng niệm Alfred Nobel - là giải cuối cùng trong số 6 giải Nobel được công bố năm nay và không phải là một trong những giải nguyên thủy được Nobel di chúc lại.

Như vậy tính từ khi ra đời, vào năm 1969, giải Nobel kinh tế đã được trao tặng cho 41 công dân Mỹ trên tổng số 59 người được nhận giải trên toàn thế giới.

Giới quan sát cho rằng, giải thưởng Nobel Kinh tế dành cho Giáo sư Krugman năm nay đánh dấu sự chấm dứt của quãng thời gian 3 năm liên tiếp giải thưởng này được trao cho các lý thuyết kinh tế hiện đại, thay vì các lý thuyết mang hơi hướng cổ điển như của Giáo sư Krugman. Một số người còn nói vui rằng, sở dĩ có sự thay đổi này là do Ban Giám khảo là các độc giả trung thành của tờ New York Times.

Năm ngoái, 3 người Mỹ là Leonid Hurwicz, Eric S. Maskin và Roger B. Myerson đã giành được giải Nobel kinh tế 2007 với một công trình được thực hiện từ năm 1960 phát triển lý thuyết cho phép các nhà kinh tế học phân biệt các tình huống mà ở đó thị trường vận hành tốt với những tình huống thị trường vận hành không tốt.

  • Hà Linh (Nobelprice, NYT, Chicago Tribune, AP, BLB)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,