221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1120141
Đa số cổ phiếu quay đầu giảm giá
1
Article
null
Đa số cổ phiếu quay đầu giảm giá
,
- Những thông tin bất lợi trên thế giới như chứng khoán đồng loạt quay đầu giảm khắp nơi, đồng USD bất ngờ tăng giá mạnh… dường như đã khiến sự thận trọng trở lại với các nhà đầu tư trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Lượng cầu cổ phiếu giảm khá mạnh. Đa số các cổ phiếu giảm giá.

Các thông tin hỗ trợ như lãi suất giảm, hệ thống ngân hàng được bơm thêm tiền, xăng dầu giảm giá, cùng với các dự đoán chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2008 có thể giảm… đã không thể giúp chứng khoán Việt Nam tăng phiên thứ 2 liên tiếp cho dù đang đứng trước ngưỡng hỗ trợ khá mạnh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể hồi phục trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung đang bước vào một thời kỳ rất khó khăn. (Ảnh: LAD)

Sàn HOSE: VN-Index giảm 1,32%


Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) quay đầu giảm 5,03 điểm (tương đương giảm 1,32%) xuống 374,91 điểm.

Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 40 mã tăng giá (có 9 mã tăng kịch trần), 107 mã giảm giá (trong đó có 30 giảm kịch sàn), 16 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là SFC của CTCP Nhiên Liệu Sài Gòn.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 22/10 giảm xuống 10,1 triệu đơn vị, trị giá 292,8 tỷ đồng (so với 15,3 triệu đơn vị và 464,5 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: NHC của Gạch ngói Nhị Hiệp (tăng trần 2.200 đồng, lên 46.500 đồng/cp); NTL của Nhà Từ Liêm (tăng 2.000 đồng, lên 45.000 đồng/cp); KDC của Bánh kẹo Kinh Đô và SHC của Hàng Hải Sài Gòn cùng tăng trần 1.800 đồng, cùng lên 38.700 đồng/cp; ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (tăng trần 1.500 đồng, lên 32.300 đồng/cp).

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: BMC của Khoáng sản Bình Định (giảm sàn 4.500 đồng, xuống 89.500 đồng/cp); TSC của Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ và SZL của CTCP Sonadezi Long Thành cùng giảm sàn 3.000 đồng, xuống tương ứng 58.000 đồng/cp và 58.500 đồng/cp; DPR của Cao su Đồng Phú (giảm sàn 2.300 đồng, xuống 44.700 đồng/cp).

Cổ phiếu DDM giảm mạnh 3.900 đồng, xuống 17.900 đồng/cp. Tuy nhiên, phần lớn sự giảm giá là do đây là phiên giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 10:3 và trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:2.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (1,03 triệu đơn vị); STB của Sacombank (gần 1 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (với 0,91 triệu); HPG của Hoà Phát (0,38 triệu); VFM/VF1 (0,34 triệu).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 2,97%

Kết thúc phiên giao dịch (22/10) chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm 3,76 điểm (tương đương giảm 2,97%) xuống 123,05.

Khối lượng giao dịch thành công sáng 22/10 giảm xuống 6,06 triệu đơn vị, trị giá 210 tỷ đồng (so với 8,1 triệu đơn vị và 232,8 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 153 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 23 mã tăng giá, 119 mã giảm giá, 5 mã đứng giá và 6 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: HLY của Viglacera Hạ Long (tăng trần 3.100 đồng, lên 49.200 đồng); STL của CTCP Sông Đà - Thăng Long (tăng 1.600 đồng, lên 27.700 đồng); SDS của Xây lắp và đầu tư Sông Đà (tăng 1.300 đồng, lên 20.900 đồng); VBH của Điện tử Bình Hòa (tăng 1.100 đồng, lên 17.600 đồng); LTC của Điện nhẹ Viễn thông (tăng 700 đồng, lên 12.600 đồng).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc (giảm sàn 4.700 đồng, xuống 63.700 đồng); CCM của Xi măng Cần Thơ (giảm sàn 4.300 đồng, xuống 58.400 đồng); SPP của CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn Saplastic (giảm sàn 2.500 đồng, xuống 33.300 đồng); VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giảm sàn 2.100 đồng, xuống 28.600 đồng); VTL của CTCP Thăng Long (giảm sàn 1.300 đồng, xuống 17.600 đồng).

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,49 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là SD3 của Sông Đà 3  (0,42 triệu); VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,4 triệu); ACB của Ngân hàng Á Châu (0,39 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,25 triệu).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,