Giá dầu lại giảm xuống dưới 70 USD/thùng
Cập nhật lúc 14:23, Thứ Tư, 22/10/2008 (GMT+7)
Bất chấp khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ cắt giảm sản lượng trong phiên họp ngày 24/10 tới, giá dầu thô thế giới lần thứ 2 trong hơn 1 tuần qua tụt giảm xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng. Giới quan sát thị trường cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm ở mức mạnh hơn.
Giá dầu tiếp tục giảm sau khi tăng vượt 75 USD ngày 19/10
Sau khi giảm mạnh 4,38 USD tính từ đầu giờ sáng 21 tới đầu giờ sáng 22/10 (giờ Việt Nam), giá dầu thô giao tại Singapore tính tới 13h30 ngày 22/10 (giờ Việt Nam) đã giảm thêm 1,83 USD xuống chỉ còn 69,25 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 1 tuần qua.
Theo một cuộc khảo sát các chuyên gia của Hãng tin Bloomberg, OPEC - tổ chức hiện đang cung cấp 40% sản lượng dầu cho thế giới, trong phiên họp khẩn cấp ngày 24/10 tới sẽ cắt giảm sản lượng bớt khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thế giới hiện đang giảm rất mạnh và có nhiều dấu hiệu còn giảm nữa trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế đang gặp khó khăn và có thể sẽ bước vào một đợt suy thoái sau đợt khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Mỹ đã giảm suốt trong vòng 6 tháng qua. Nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc thì đang suy giảm tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang hoành hành tại nhiều khu vực.
“Đó là vấn đề của một nền kinh tế thật. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đang kéo nhu cầu tiêu thụ nói chung, trong đó có dầu suy giảm”, Anthony Nunan, trợ lý giám đốc bộ phận quản lý rủi ro của Tập đoàn Mitsubishi Corp., tại Tokyo nói.
“Thị trường đã phản ánh dự báo cắt giảm sản lượng của OPEC và giá dầu có thể đã tăng quá mức”, Nunan nhận định.
Như vậy, giá dầu vẫn đang chịu áp lực khá mạnh từ sự suy thoái của kinh tế toàn cầu cho dù đã giảm khoảng 53% so với mức cao kỷ lục là 147,27 USD/thùng ghi nhận vào ngày 11/7 vừa qua. So với cùng kỳ năm trước, giá dầu đã giảm khoảng 21%
Một áp lực khác đang khiến giá dầu giảm là đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tính tới 9h45 (giờ Singapore), đồng euro chỉ còn đổi được 1,3014 USD cho dù trong ngày 21/10 đã giảm 2,1%. Đây là mức giá cao nhất của đồng USD so với euro kể từ tháng 2/2007.
Nhu cầu tiêu thụ của Mỹ giảm tuần thứ 26 liên tiếp
Theo một bản báo cáo của MasterCard Inc. vừa được công bố ngày 21/10, nhu cầu tiêu thụ của Mỹ đã giảm tuần thứ 26 liên tiếp. Tính trong tuần trước, nhu cầu tiêu thụ dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới này giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
“Đã có một sự mất cân đối lâu dài giữa cung và cầu dầu trong suốt thời gian qua”, Michael Ivanovitch, Chủ tịch Tập đoàn MSI Global Inc. “Kinh tế châu Âu và Mỹ đã tăng rất chậm trong thời gian vừa qua”.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ có thể sẽ bỏ qua mọi lời kêu gọi của các nước tiêu thụ dầu đang bên bờ suy thoái và sẽ cắt giảm tối thiểu 1 triệu thùng dầu/ngày ngay trong tuần nay, một cuộc khảo sát của Bloomberg cho biết.
Ba mươi trong tổng số 33 nhà phân tích được phỏng vấn hôm 21 và 22 dự đoán OPEC sẽ quyết định cắt giảm sản lượng bớt 1 triệu thùng hoặc hơn thế nữa trong cuộc họp tại Vienna, Áo vào ngày 24/10, thay vì tháng 11 như kế họch.
Sản lượng dầu cắt giảm đợt này chỉ nhình hơn lượng tiêu thụ của Austrlia một chút.
OPEC có thể cũng sẽ phát ra tín hiệu cho một đợt cắt giảm thêm tối thiểu 500.000 thùng/ngày vào đầu năm 2009.
Nhiều nước muốn cắt giảm mạnh hơn
Thậm chí, một số nước như Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ 2 OPEC - còn muốn cắt giảm 2-2,5 triệu thùng/ngày trong đợt họp tới. Bộ trưởng dầu mỏ các nước Algeria, Libya và Qatar cũng đã bày tỏ quan điểm OPEC nên cắt giảm mạnh sản lượng.
Trong khi đó, Saudi Arabia nước cung cấp sản lượng dầu lớn nhất OPEC chưa cho biết quan điểm của mình.
OPEC cần “cắt giảm nhiều hơn” để ổn định giá và có thể phải duy trì sản lượng thấp trong “vài tháng trước khi đạt được kết quả mong muốn”, David Johnson, chuyên gia phân tích trong lĩnh vực năng lượng thuộc Tập đoàn Macquarie Group Ltd. viết trong một bản báo cáo ngày 21/10.
Nỳay 21/10, Tổng thư ký OPEC Abdulla el- Badri đã phát biểu với các phóng viên tại Moscow dự báo tình tình cung vượt cầu sẽ còn kéo dài tới đầu năm 2009 và OPEC sẽ cố gắng để cân bằng thị trường, cho dù một mình OPEC có thể không tự mình đạt được mục tiêu này.
Một dự báo cũng cho biết, dự trữ xăng dầu của Bộ Năng lượng Mỹ trong tuần trước (dự kiến công bố hôm nay 22/10) sẽ tiếp tục tăng lên. Mức tăng có thể sẽ là 2,65 triệu thùng (tuần kết thúc ngày 17/10). Nếu đúng như vậy, đây sẽ là tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
“Mức dự trữ tăng sẽ có tác động tiêu cực và xu hướng giá dầu sẽ là đi xuống, ít nhất cho tới cuộc họp OPEC 24/10 tới”, Credit Suisse Group cho biết.
Giá dầu Brent giao tháng 10, trong khi đó, cũng gảim 2,56 USD (tương đương 3,7%) xuống 67,16 USD/thùng vào lúc 1:29pm, giờ Singapore. Giá dầu Brent giảm 19% so với năm ngoái.
Mức dự trữ của Mỹ tăng sẽ có tác động tiêu cực và xu hướng giá dầu sẽ là đi xuống, ít nhất cho tới cuộc họp OPEC 24/10 tới. (Ảnh: Reuters) |
Giá dầu tiếp tục giảm sau khi tăng vượt 75 USD ngày 19/10
Sau khi giảm mạnh 4,38 USD tính từ đầu giờ sáng 21 tới đầu giờ sáng 22/10 (giờ Việt Nam), giá dầu thô giao tại Singapore tính tới 13h30 ngày 22/10 (giờ Việt Nam) đã giảm thêm 1,83 USD xuống chỉ còn 69,25 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 1 tuần qua.
Theo một cuộc khảo sát các chuyên gia của Hãng tin Bloomberg, OPEC - tổ chức hiện đang cung cấp 40% sản lượng dầu cho thế giới, trong phiên họp khẩn cấp ngày 24/10 tới sẽ cắt giảm sản lượng bớt khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thế giới hiện đang giảm rất mạnh và có nhiều dấu hiệu còn giảm nữa trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế đang gặp khó khăn và có thể sẽ bước vào một đợt suy thoái sau đợt khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Mỹ đã giảm suốt trong vòng 6 tháng qua. Nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc thì đang suy giảm tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang hoành hành tại nhiều khu vực.
“Đó là vấn đề của một nền kinh tế thật. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đang kéo nhu cầu tiêu thụ nói chung, trong đó có dầu suy giảm”, Anthony Nunan, trợ lý giám đốc bộ phận quản lý rủi ro của Tập đoàn Mitsubishi Corp., tại Tokyo nói.
“Thị trường đã phản ánh dự báo cắt giảm sản lượng của OPEC và giá dầu có thể đã tăng quá mức”, Nunan nhận định.
Như vậy, giá dầu vẫn đang chịu áp lực khá mạnh từ sự suy thoái của kinh tế toàn cầu cho dù đã giảm khoảng 53% so với mức cao kỷ lục là 147,27 USD/thùng ghi nhận vào ngày 11/7 vừa qua. So với cùng kỳ năm trước, giá dầu đã giảm khoảng 21%
Một áp lực khác đang khiến giá dầu giảm là đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tính tới 9h45 (giờ Singapore), đồng euro chỉ còn đổi được 1,3014 USD cho dù trong ngày 21/10 đã giảm 2,1%. Đây là mức giá cao nhất của đồng USD so với euro kể từ tháng 2/2007.
Nhu cầu tiêu thụ của Mỹ giảm tuần thứ 26 liên tiếp
Theo một bản báo cáo của MasterCard Inc. vừa được công bố ngày 21/10, nhu cầu tiêu thụ của Mỹ đã giảm tuần thứ 26 liên tiếp. Tính trong tuần trước, nhu cầu tiêu thụ dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới này giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
“Đã có một sự mất cân đối lâu dài giữa cung và cầu dầu trong suốt thời gian qua”, Michael Ivanovitch, Chủ tịch Tập đoàn MSI Global Inc. “Kinh tế châu Âu và Mỹ đã tăng rất chậm trong thời gian vừa qua”.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ có thể sẽ bỏ qua mọi lời kêu gọi của các nước tiêu thụ dầu đang bên bờ suy thoái và sẽ cắt giảm tối thiểu 1 triệu thùng dầu/ngày ngay trong tuần nay, một cuộc khảo sát của Bloomberg cho biết.
Ba mươi trong tổng số 33 nhà phân tích được phỏng vấn hôm 21 và 22 dự đoán OPEC sẽ quyết định cắt giảm sản lượng bớt 1 triệu thùng hoặc hơn thế nữa trong cuộc họp tại Vienna, Áo vào ngày 24/10, thay vì tháng 11 như kế họch.
Sản lượng dầu cắt giảm đợt này chỉ nhình hơn lượng tiêu thụ của Austrlia một chút.
OPEC có thể cũng sẽ phát ra tín hiệu cho một đợt cắt giảm thêm tối thiểu 500.000 thùng/ngày vào đầu năm 2009.
Nhiều nước muốn cắt giảm mạnh hơn
Thậm chí, một số nước như Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ 2 OPEC - còn muốn cắt giảm 2-2,5 triệu thùng/ngày trong đợt họp tới. Bộ trưởng dầu mỏ các nước Algeria, Libya và Qatar cũng đã bày tỏ quan điểm OPEC nên cắt giảm mạnh sản lượng.
Trong khi đó, Saudi Arabia nước cung cấp sản lượng dầu lớn nhất OPEC chưa cho biết quan điểm của mình.
OPEC cần “cắt giảm nhiều hơn” để ổn định giá và có thể phải duy trì sản lượng thấp trong “vài tháng trước khi đạt được kết quả mong muốn”, David Johnson, chuyên gia phân tích trong lĩnh vực năng lượng thuộc Tập đoàn Macquarie Group Ltd. viết trong một bản báo cáo ngày 21/10.
Nỳay 21/10, Tổng thư ký OPEC Abdulla el- Badri đã phát biểu với các phóng viên tại Moscow dự báo tình tình cung vượt cầu sẽ còn kéo dài tới đầu năm 2009 và OPEC sẽ cố gắng để cân bằng thị trường, cho dù một mình OPEC có thể không tự mình đạt được mục tiêu này.
Một dự báo cũng cho biết, dự trữ xăng dầu của Bộ Năng lượng Mỹ trong tuần trước (dự kiến công bố hôm nay 22/10) sẽ tiếp tục tăng lên. Mức tăng có thể sẽ là 2,65 triệu thùng (tuần kết thúc ngày 17/10). Nếu đúng như vậy, đây sẽ là tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
“Mức dự trữ tăng sẽ có tác động tiêu cực và xu hướng giá dầu sẽ là đi xuống, ít nhất cho tới cuộc họp OPEC 24/10 tới”, Credit Suisse Group cho biết.
Giá dầu Brent giao tháng 10, trong khi đó, cũng gảim 2,56 USD (tương đương 3,7%) xuống 67,16 USD/thùng vào lúc 1:29pm, giờ Singapore. Giá dầu Brent giảm 19% so với năm ngoái.
- Hà Linh (Theo Bloomberg, Oil)
,