221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1120907
VN-Index tiếp tục tuột dốc xuống dưới 350 điểm
1
Article
null
VN-Index tiếp tục tuột dốc xuống dưới 350 điểm
,
- Gần như toàn bộ cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán tiếp tục giảm giá rất mạnh trong bối cảnh chứng khoán thế giới vẫn tuột dốc trên hầu khắp các thị trường.

Trong nước sức cầu cổ phiếu từ các nhà đầu tư ngoại và tổ chức không hề được cải thiện cho dù đa số doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III/2008 khá tốt và giá cổ phiếu đã giảm rất sâu.

Hôm nay (24/10), chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2006 sau khi phá đáy 366,02 điểm trong phiên giao dịch liền trước.

Biểu đồ chỉ số VN-Index đã hình thành mô hình "vai-đầu-vai" trong phiên giao dịch hôm qua (23/10) và khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại bởi theo lý thuyết nếu đáy cũ (366,02 điểm) bị phá vỡ thì một khả năng có xác suất xảy ra cao là chỉ số này sẽ giảm thêm một khoảng tương ứng chiều cao từ vai tới đầu (khoảng 20%).

Hơn thế nữa, các tin xấu trên thế giới vẫn liên tiếp đổ về khiến hầu hết các nhà đầu tư có mặt các sàn giao dịch đều tỏ ra lo lắng, không dám mua vào cho dù nhiều cổ phiếu có thị giá/lợi nhuận (P/E) chỉ xung quanh ngưỡng 5 lần.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 24/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 15,31 điểm (tương đương giảm 4,25%) xuống 345,11 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày 20/2/2006. (Ảnh: LAD)

Sàn HOSE: VN-Index xuống dưới 350 điểm, thấp nhất từ 20/2/2006


Kết thúc phiên giao dịch sáng 24/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 15,31 điểm (tương đương giảm 4,25%) xuống 345,11 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày 20/2/2006.

Tính từ đầu tháng 10 tới nay, VN-Index đã mất tổng cộng 111,59 điểm (tương đương 24,43%).

Sáng nay, trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 14 mã tăng giá (có 2 mã tăng kịch trần), 131 mã giảm giá (trong đó có 88 giảm kịch sàn), 17 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch là PMS của Cơ khí Xăng dầu và SDN của Sơn Đồng Nai.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 24/10 giảm nhẹ xuống 12 triệu đơn vị, trị giá 345 tỷ đồng (so với 12,8 triệu đơn vị và 376,4 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: MCP của Bao bì Mỹ Châu (tăng trần 600 đồng lên 14.500 đồng/cp); MCV của Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng (tăng trần 500 đồng lên 11.900 đồng/cp); TMS của Trasimex Saigon (tăng 1.700 đồng lên 39.200 đồng/cp); SGH của Saigon Hotel (tăng 1.000 đồng lên 84.000 đồng/cp); VIS của Thép Việt - Ý (tăng 900 đồng lên 26.500 đồng/cp).

Hầu hết các cổ phiếu vốn hoá lớn đều giảm mạnh như DPM của Đạm Phú Mỹ (giảm sàn 2.400 đồng xuống 46.600 đồng/cp), VNM của Vinamilk (giảm sàn 3.500 đồng xuống 73.500 đồng/cp), FPT của Tập đoàn FPT (giảm sàn 3.500 đồng xuống 69.500 đồng/cp), PVD của PV Drilling (giảm sàn 3.500 đồng xuống 75.500 đồng/cp)...

Hai mã lớn khác giảm mạnh là STB của Sacombank (giảm 700 đồng xuống 20.200 đồng/cp) và VIC của Vincom (giảm 3.500 đồng xuống 78.500 đồng/cp).

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (gần 2 triệu cổ phiếu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,91 triệu cổ phiếu); HPG của Hoà Phát (0,44 triệu cổ phiếu); FPT (0,4 triệu cp); SAM của Sacom (0,27 triệu cổ phiếu).

Sàn Hà Nội: Đón thêm cổ phiếu mới THT; HASTC-Index xuống sát 110 điểm

Kết thúc phiên giao dịch (24/10), chỉ số HASTC-Index giảm 3,76 điểm (tương đương giảm 3,26%) xuống 111,58 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công sáng nay 24/10, tăng lên 8,7 triệu đơn vị nhưng giá trị giao dịch giảm xuống 216,8 tỷ đồng (so với 8,36 triệu đơn vị và 258,2 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 154 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội (sáng 24/10 đón thêm cổ phiếu THT của Than Hà Tu với 9,1 triệu cổ phần), có 12 mã tăng giá, 126 mã giảm giá, 8 mã đứng giá và 8 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng 4.500 đồng lên 115.000 đồng); VDL của Thực phẩm Lâm Đồng (tăng 2.200 đồng lên 36.800 đồng); PVE của Tư vấn Đầu tư và Thiết kế dầu khí (tăng 800 đồng lên 18.300 đồng); SAP của In sách giáo khoa TP.HCM và S12 của Sông Đà 12 cùng tăng 800 đồng lên tương ứng 11.900 đồng/cp và 13.600 đồng/cp.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: CCM của Xi măng Cần Thơ (giảm sàn 3.800 đồng xuống 50.600 đồng); VTS của Viglacera Từ Sơn (giảm sàn 3.100 đồng xuống 42.100 đồng); MMC của Khoáng sản Mangan (giảm sàn 2.900 đồng xuống 39.300 đồng); CDC của Đầu tư và Xây lắp Chương Dương (giảm sàn 1.900 đồng xuống 25.300 đồng).

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,78 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu  (0,605 triệu đơn vị); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,55 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,51 triệu đơn vị); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,34 triệu đơn vị).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,