221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1121721
Gần 100% cổ phiếu giảm giá, cả 2 sàn lập đáy mới
1
Article
null
Gần 100% cổ phiếu giảm giá, cả 2 sàn lập đáy mới
,
- Sự tuột dốc kinh hoàng của chứng khoán thế giới cuối tuần qua cùng với việc một số nước rơi vào tình trạng mất thanh khoản và phải cầu viện tới Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, lượng đặt bán cổ phiếu ở mức giá sàn đã tăng vọt. Hầu hết các cổ phiếu đã giảm hết biên độ cho phép từ đầu tới cuối phiên, bất chấp một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt.

Làn sóng bán cổ phiếu tại Việt Nam còn được kích thích bởi đợt bán cổ phiếu ròng rã của khối nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều tuần qua.

Một số nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng nay (27/10) cho biết, họ vẫn quyết định bán ra cho dù lỗ rất nhiều bởi sức cầu từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ cá nhân tới tổ chức hiện tại rất thấp và có thể còn kéo dài.

“Rất nhiều cổ phiếu hiện nay có giá rất thấp và thực sự hấp dẫn tính trên mọi phương diện, trừ sức cầu. Nhiều cổ phiếu có giá thấp hơn giá trị sổ sách, có chỉ số giá/lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) dưới 5 lần, có tỷ suất lợi nhuận trên vốn bỏ ra mua cổ phiếu cao gấp 1,5-2 lần lãi suất ngân hàng, nhưng vẫn bị bán ròng do mọi người đều nhìn nhau bán”, anh Giang, một nhà đầu tư nói.

“Điều này cũng dễ hiểu bởi giá cổ phiếu Việt Nam giảm mạnh và được cho là hấp dẫn nhưng cổ phiếu ở các nước khác có khi còn giảm mạnh hơn. Hơn thế, viễn cảnh về kinh tế thế giới thì gần như ai cũng nghĩ là sẽ rất xấu”, anh Giang nói.

Chỉ số chứng khoán trên cả 2 sàn TP.HCM và Hà Nội sáng 27/10 đã giảm rất mạnh và lập các kỷ lục thấp mới.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 27/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 15,83 điểm (tương đương giảm 4,58%) xuống 329,28 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày 16/2/2006. (Ảnh: LAD)


Sàn HOSE: VN-Index giảm kinh hoàng 4,58% xuống 329,28 điểm


Kết thúc phiên giao dịch sáng 27/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 15,83 điểm (tương đương giảm 4,58%) xuống 329,28 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày 16/2/2006.

Tính từ đầu tháng 10 tới nay, VN-Index đã mất tổng cộng 127,42 điểm (tương đương 27,9%).

Sáng nay, trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 5 mã tăng giá (có 2 mã tăng kịch trần), 157 mã giảm giá (trong đó có 143 giảm kịch sàn), 1 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là FPC của Full Power .

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 27/10 tăng nhẹ lên 12,4 triệu đơn vị, trị giá 326,6 tỷ đồng (so với 12 triệu đơn vị và 345 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Hai cổ phiếu tăng giá kịch trần sáng nay là COM của Vật tư - Xăng dầu Comeco và NKD của Bánh kẹo Kinh Đô miền Bắc. COM và NKD cùng tăng trần 1.500 đồng lên tương ứng 32.100 đồng/cp và 31.900 đồng/cp.

Ba cổ phiếu tăng khác là ACL của Thuỷ sản Cửu Long An Giang và BT6 của Bê Tông 620 Châu Thới cùng tăng 500 đồng lên tương ứng 36.500 đồng/cp và 57.000 đồng/cp; cổ phiếu SDN của Sơn Đồng Nai tăng 300 đồng lên 20.300 đồng/cp.

Tất các cổ phiếu vốn hoá lớn đều giảm sàn.

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng xuống 99.000 đồng/cp); VPL của Vinpearl (giảm sàn 4.500 đồng xuống 86.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh, SGH của Saigon Hotel và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm sàn 4.000 đồng xuống tương ứng 80.000 đồng/cp, 80.000 đồng/cp và 77.500 đồng/cp.

Như vậy, hiện tại trên sàn chứng khoán TP.HCM không còn cổ phiếu nào có thị giá trên 100.000 đồng/cp.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,94 triệu cổ phiếu); VTO của Vận tải Xăng dầu VITACO (0,69 triệu cổ phiếu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,5 triệu cổ phiếu); PVT của PV Trans (0,436 triệu cổ phiếu); FPT (0,39 triệu cp)

Sàn Hà Nội: HASTC-Index xác lập đáy mới

Không khác gì sàn HOSE, hầu hết các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội đã giảm rất mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 27/10. Chỉ số HASTC-Index đã chính thức phá vỡ đáy cũ được xác lập hồi giữa tháng 6 vừa qua.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 27/10 chỉ số HASTC-Index giảm 6,39 điểm (tương đương giảm 5,73%) xuống 105,19 điểm, thấp hơn mức 107,76 điểm ghi nhận vào ngày 10/6/2008.

Kết thúc phiên giao dịch 27/10 chỉ số HASTC-Index giảm 6,39 điểm (tương đương giảm 5,73%) xuống 105,19 điểm, thấp hơn mức 107,76 điểm ghi nhận vào ngày 10/6/2008. (BĐ: HL)


Khối lượng giao dịch thành công sáng nay 27/10 giảm xuống còn 7,7 triệu đơn vị, trị giá 179,9 tỷ đồng (so với 8,7 triệu đơn vị và 216,8 tỷ đồng phiên liền trước).


Thống kê cho thấy, trong tổng số 154 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 3 mã tăng giá, 142 mã giảm giá và 1 mã đứng giá và 8 mã không có giao dịch.

Ba cổ phiếu tăng giá bao gồm: L62 của Lilama 692 (tăng 1.100 đồng lên 25.700 đồng); VBH của Điện tử Bình Hòa (tăng 200 đồng lên 16.900 đồng); CIC của Đầu tư và Xây dựng Cotec (tăng 100 đồng lên 10.500 đồng).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc (giảm sàn 4.100 đồng xuống 54.500 đồng); VCS của Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (giảm sàn 2.100 đồng xuống 27.900 đồng); TJC của Dịch vụ Vận tải và Thương mại (giảm sàn 1.500 đồng xuống 20.000 đồng); MEC của Cơ khí lắp máy Sông Đà và SDY của Xi măng Sông Đà Yaly cùng giảm 1.400 đồng xuống tương ứng 18.600 đồng/cp và 18.700 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,28 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (0,95 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,44 triệu đơn vị); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,37 triệu đơn vị); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,35 triệu đơn vị).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,