221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1122945
Chứng khoán hồi phục phiên thứ hai liên tiếp
1
Article
null
Chứng khoán hồi phục phiên thứ hai liên tiếp
,
- Với sức mua vẫn được duy trì khá mạnh sau khi đa số các cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2,5 năm qua, thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã có phiên phục hồi thứ hai liên tiếp.

Tuy nhiên, số lượng các lệnh đặt bán lô lớn, có thể là của các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, đã khiến cả hai chỉ số chứng khoán đại diện cho sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội tăng ở mức khiêm tốn.

Khối lượng giao dịch giảm so với phiên liền trước.

Trên thế giới, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đang tăng điểm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp với chỉ số Nikkei của Nhật tính tới 10h40 (giờ Việt Nam) đang tăng thêm tới 318,87 điểm vượt ngưỡng 8.500 điểm, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 6,07%, Singapore Straits Times tăng 3,94%.

Trước đó, thị trường chứng khoán châu Âu tăng kỷ lục 8-11%.

Thị trường Mỹ, trong khi đó giảm nhẹ cho dù Cục dự trữ liên bang đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất 50 năm qua là 1% nhằm kích thích nền kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, mức lãi suất mới cũng chưa thể giúp nhiều cho kinh tế Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 30/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 4,95 điểm (tương đương tăng 1,49%) lên 336,57 điểm. (Ảnh: LAD)

VN-Index tăng 1,49%


Kết thúc phiên giao dịch sáng 30/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 4,95 điểm (tương đương tăng 1,49%) lên 336,57 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của chỉ số này sau khi rớt xuống mức thấp kể từ đầu tháng 2/2006.

Phiên tăng điểm này đã giúp giảm số điểm mất trong tháng 10/2008 xuống chỉ còn 120,13 điểm (tương đương 26,3%) so với mức cao nhất 29,32% trước đó.

Trong tổng số 162 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm OPC của CTCP Dược phẩm OPC và HLA của CTCP Hữu Liên Á Châu), có 109 mã tăng giá (có 52 mã tăng kịch trần), 37 mã giảm giá (trong đó có 6 giảm kịch sàn) và 18 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch là FPC của CTCP Full Power và SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh giảm xuống gần 16 triệu đơn vị, trị giá 414,1 tỷ đồng (so với 20,5 triệu đơn vị và 522,3 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Phiên này, OPC (đưa vào giao dịch chính thức 8,19 triệu cổ phiếu) giảm hết biên độ 20% xuống 62.500 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu HLA (đưa vào giao dịch 19 triệu cổ phiếu) tăng 3.500 đồng (tức tăng 13,2%), lên 30.000 đồng/cp với khối lượng giao dịch khá lớn là 219.700 cổ phiếu..

Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (tăng trần 4.000 đồng, lên 103.000 đồng/cp); PVD của PV Drilling và VNM của Vinamilk cùng tăng trần 3.500 đồng, lên tương ứng 78.000 đồng/cp và 74.500 đồng/cp; FPT (tăng trần 3.000 đồng, lên 71.000 đồng/cp); SFI của Vận tải SAFI (tăng trần 2.000 đồng, lên 43.800 đồng/cp).

Mốt số cổ phiếu blue-chips khác tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp bao gồm: SSI của Chứng khoán Sài Gòn (tăng trần 1.400 đồng, lên 30.300 đồng/cp); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (tăng trần 1.000 đồng, lên 21.300 đồng/cp); STB của Sacombank (tăng trần 900 đồng, lên 20.800 đồng/cp).

Cả 4 chứng chỉ quỹ có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM là VFMVF1, VFMVF4, PRUBF1 và MAFPF1 đều tăng phiên thứ 2 liên tiếp, trong đó PRUBF1 và MAFPF1 tăng giá kịch trần.

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DCL của Dược phẩm Cửu Long Pharimexco (giảm sàn 1.800 đồng, xuống 35.300 đồng/cp); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (giảm sàn 1.600 đồng, xuống 31.000 đồng/cp); TRC của Cao su Tây Ninh (giảm sàn 1.400 đồng, xuống 27.800 đồng/cp); HRC của CTCP Cao su Hoà Bình (giảm sàn 1.200 đồng, xuống 23.500 đồng/cp); VHC của CTCP Vĩnh Hoàn (giảm 1.000 đồng, xuống 19.000 đồng/cp).

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (3,29 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (với 1,08 triệu); HPG của Hoà Phát (1,01 triệu); SAM của Sacom (0,75 triệu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,75 triệu).

HASTC-Index qua ngưỡng 110 điểm

Cũng giống như sàn TP.HCM, đa số các cổ phiếu trên sàn Hà Nội tiếp tục tăng giá phiên thứ 2 liên tiếp sau khi mất tổng cộng 29,3% trước đó. Chỉ số HASTC-Index sáng 30/10 tăng 4,5 điểm (tương đương tăng 4,19%) lên 111,94 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công giảm xuống 7,4 triệu đơn vị, trị giá 190,6 tỷ đồng (so với 10,76 triệu đơn vị và 275,6 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 154 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 113 mã tăng giá, 35 mã giảm giá và 4 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: HLY của Viglacera Hạ Long (tăng 2.700 đồng, lên 44.600 đồng); SNG của Sông Đà 10.1 (tăng trần 1.500 đồng. lên 23.000 đồng); NPS của May Phú Thịnh - Nhà Bè (tăng trần 1.200 đồng, lên 19.400 đồng); B82 của Công ty cổ phần 482 (tăng trần 800 đồng, lên 13.100 đồng).

Cổ phiếu blue-chip ACB của Ngân hàng Á Châu tăng 2.000 đồng (5%) lên 41.900 đồng/cp; trong khi đó KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc quay đầu giảm 600 đồng (1,09%), xuống 54.600 đồng/cp.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (giảm sàn 6.700 đồng, xuống 90.300 đồng); MIC của Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (giảm sàn 4.100 đồng, xuống 57.400 đồng); CCM của Xi măng Cần Thơ (giảm 2.800 đồng, xuống 38.300 đồng); L62 của Lilama 692 (giảm sàn 1.700 đồng, xuống 22.700 đồng).

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,26 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (0,59 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,4 triệu); PVC của Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (0,27 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,24 triệu). 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,