221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1123185
Đề nghị khơi thông vốn khôi phục thị trường BĐS
1
Article
null
Đề nghị khơi thông vốn khôi phục thị trường BĐS
,

 - Buổi làm việc giữa Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP.HCM sáng 30/10 đã đưa ra kiến nghị  về việc mở cửa về vốn cho thị trường bất động sản (BĐS).

Giới chuyên gia, doanh nghiệp đều cho rằng, việc thắt chặt tín dụng tuy có hiệu quả trong việc kìm chế tình trạng bong bóng BĐS và loại trừ nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, song cũng đã đưa thị trường BĐS đến chỗ khó khăn, thậm chí bế tắc.

Nếu cứ để tình trạng như hiện nay mà không có giải pháp, không can thiệp, thị trường BĐS sẽ càng tồi tệ. Trong nhiều giải pháp đề xuất, các ý kiến đều có chung quan điểm cần phải có biện pháp hỗ trợ vốn - bên cạnh có sự giám sát, lựa chọn - để đưa thị trường BĐS ra khỏi tình trạng bế tắc hiện tại.

Thị trường BĐS đang cần sự tiếp sức bằng vốn để hồi phục. Ảnh: Đặng Vỹ

 

Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch UBGSTCQG cho rằng dù chưa nhận định là sẽ có sụp đổ, nhưng nếu cứ để như hiện nay, sẽ có hai hệ quả không tốt xảy ra. Đó là cả tổ chức tín dụng và nhà đầu tư đều bị thua lỗ, nợ nần, và nợ xấu của tổ chức tín dụng gia tăng.

Về giải pháp dài hạn, theo Chủ tịch UBGSTCQG cần có một chương trình nghiên cứu kỹ, chuyên sâu. "Về giải pháp trước mắt, có nhiều việc làm được.  Đó là hỏi ngân hàng xử lý nợ như thế nào, cơ cấu cho vay như thế nào, chứ không phải chuyển sang nợ quá hạn khiến tổ chức tín dụng và nhà đầu tư đều chết”.

Chủ tịch UBGSTCQG cũng nói rằng thị trường BĐS hiện nay đang sút giảm, trầm lắng và đóng băng, sẽ rất nguy hiểm nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức tín dụng và kể cả các doanh nghiệp.

Tổng Giám đốc ngân hàng Eximbank Trương Phước phân tích: ngân hàng Mỹ cho vay ngắn hạn, rồi đem các khế ước bán cho các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng đầu tư băm nhỏ ra từng centimet vuông tức chứng khoán hóa, nên sinh ra đổ vỡ. Còn ở Việt Nam không cho phép công cụ phái sinh, nên khó đổ vỡ hơn.

Ông Phước khẳng định ngân hàng Việt Nam không thể mất vốn cho vay BĐS, nhưng vấn đề là nếu không khéo có chính sách cân đối vĩ mô thì tất cả tài sản nợ sẽ thành mâm cỗ cho nhà đầu tư nước ngoài.

“Lúc này, lỗi không phải do các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp hay cá nhân vay tiền, mà là do quản lý vĩ mô”, TGĐ Eximbank nói.

Ông Phước cũng như ông Lê Đức Thúy, đều cho rằng rất cần có chính sách đối với tín dụng BĐS, chứ không chỉ siết lại như hiện nay.

Mở cửa cho vay

Theo ông Phước, con đường để khôi phục lại thị trường BĐS, dù cách nào đi nữa thì vẫn phải cho vay thêm vốn. Có vốn mới hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy kinh doanh, kích cầu.

“Tôi biết rằng tôi không mất vốn, nhà đầu tư không chết, tức biết được số phận của đồng vốn. Vậy tại sao biết vốn không mất mà không giãn nợ, trích lập dự phòng rủi ro, và cho vay? Nếu đồng ý và cho phép, ngày mai tôi cho vay lại”- ông Phước nói.

Theo Chủ tịch UBGSTSQG, hiện các tổ chức tín dụng đã trích lập 80% dự phòng rủi ro, đủ để yên tâm xử lý nợ BĐS.

Ông Đặng Văn Thành, Tổng giám đốc Sacombank, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), và các ý kiến của DN đều cho rằng rất cần hỗ trợ người mua BĐS.

“Khai thông thị trường không gì khác chính là bán được sản phẩm”, bà Phan Thị Hoa, Tổng giám đốc  Công ty BĐS Phương Nam, cũng đề nghị tài trợ cho người mua.

Chủ tịch HoREA cho rằng, những định kiến của nhà quản lý về BĐS cũng là tác nhân đưa thị trường đến chỗ bế tắc. Đã có nhận thức cho rằng DN BĐS chân chính là phải đầu tư từ A đến Z, làm bằng vốn của mình, cho rằng mua đi bán lại dự án là xấu, thiếu năng lực.

“Đó là quan điểm lạc hậu, trái với nền kinh tế thị trường”.

Chính nhận thức đó sinh ra các quy định buộc DN phải có vốn, hoặc cấm các hoạt động kinh doanh bình thường như huy động vốn, bán sản phẩm hình thành trong tương lai…

Ông Châu đề nghị để hỗ trợ thị trường, cần tiếp tục giảm lãi suất cơ bản, có chính sách tín dụng hợp lý cho DN vừa và nhỏ, giao đất theo tiến độ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ người mua nhà trả góp.

Theo Chủ tịch HoREA, các quy định cấm nhiều thứ, nhưng lại thiếu nội dung quan trọng là không quy định việc dùng đồng tiền như thế nào.

Điều này giống với ý nghĩ của ông Lê Đức Thúy. “Không chống được đầu cơ nên cấm phân lô bán nền. Đó là cấm người có khả năng góp tiền vào cho doanh nghiệp”.

“Đã đẩy đến như thế này thì phải giải quyết khôn ngoan”- ông Thuý nói.

  • Đặng Vỹ
    Phản hồi của bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,