221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1126363
Tài khoản chứng khoán của bạn có an toàn không?
1
Article
null
Tài khoản chứng khoán của bạn có an toàn không?
,

Sự đổ vỡ của Ngân hàng Bear Stearns, Lehman Brothers và các tít bài về thua lỗ lớn tại Công ty môi giới E*Trade Financial… đã khiến những nhà đầu tư gọi đến để hỏi về sự an toàn của các khoản tài sản đầu tư và điều gì có thể xảy ra nếu công ty môi giới của họ bị sụp đổ.

Vì thế trong khi chúng ta đang kiên nhẫn chờ đợi các chỉ dẫn báo hiệu các cơ hội mua mới, hãy xem xét một số vấn đề và những câu hỏi về cách để đảm bảo tài sản của bạn an toàn tại công ty chứng khoán và lưu ký chứng khoán.

Trong khi chúng ta đang kiên nhẫn chờ đợi các chỉ dẫn báo hiệu các cơ hội mua mới, hãy xem xét cách đảm bảo tài sản của bạn an toàn tại công ty chứng khoán và lưu ký chứng khoán. (Ảnh: Istock)


Tuân theo quy định

Mức độ bảo vệ đầu tiên bắt nguồn từ vô số các luật định và tiêu chuẩn đã được phát triển trong nhiều năm qua nhằm giải quyết các vấn đề tài chính. Các nhà môi giới phải tuân thủ những quy định khắt khe và luôn phải thận trọng với một số các cơ quan quản lý bao gồm Uỷ ban chứng khoán và giao dịch (SEC) và Tổ chức ngành tài chính và thi hành luật pháp (Finra) ở mức độ quốc gia, cũng như là các nhà điều hành luật của bang.

Dưới đây là một số cơ quan bảo vệ đã được tổ chức cho các nhà đầu tư:

- Uỷ ban chứng khoán và giao dịch (SEC): Các nhà môi giới đã đăng ký bị yêu cầu phải duy trì một lượng vốn ròng thích hợp (chẳng hạn như tài sản phải nhiều hơn nợ) nhằm cung cấp các nguồn tài chính để nếu công ty môi giới có sụp đổ thì khách hàng vẫn nhận được tiền của họ và chứng khoán về.

- Các nhà môi giới đã đăng ký phải tách tiền và chứng khoán của khách hàng với tiền và chứng khoán của riêng họ ra, nhằm bảo vệ khách hàng khỏi việc kinh doanh thua lỗ từ công ty. Trong trường hợp một công ty môi giới bị sụp đổ, khách hàng có thể đòi lại số tiền và chứng khoán được ưu tiên hơn là công ty môi giới.

- Những nhà môi giới đăng ký với SEC được yêu cầu phải là thành viên của Công ty bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán (SIPC), có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm cho tài khoản của khách hàng.

Thường thì các công ty có vấn đề phải có tài sản thích hợp để bù đắp mọi khoản nợ cho khách hàng của họ. Tuy nhiên, sự thật là những tiêu chuẩn luật lệ chặt chẽ này không bảo vệ các nhà môi giới khỏi việc thực hiện những quyết định kinh doanh yếu kém hay khỏi những rủi ro tín dụng không thận trọng. Chúng cũng không loại trừ được khả năng gian lận hay trộm cắp, dẫn đến mức độ bảo vệ thứ 2.

Chi phí bảo hiểm

Hầu hết các nhà đầu tư được bảo vệ bởi Công ty bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán (SIPC). Một số công ty môi giới cũng thực hiện việc bảo hiểm để đảm bảo thêm cho nhà đầu tư.

Chẳng hạn như Công ty Charles Schwab & Co., chuyên lưu ký các tài khoản cho Công ty Stack Financial Management, đã ký thêm bảo hiểm trị giá 600 triệu USD với Công ty Lloyd’s của London mà sẽ chỉ được thực hiện nếu tài sản bị yêu cầu vượt quá hạn mức của SIPC. Dưới đây là một số chi tiết trong bảo hiểm của SIPC.

SIPC) được thành lập năm 1970 bởi Quốc hội Hoa kỳ nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư.

SIPC không phải là một phiên bản của Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) - cơ quan tự động bảo hiểm tài khoản ngân hàng của bạn với một hạn mức nhất định.

SIPC không phải là một cơ quan của chính phủ cũng như không phải một cơ quan làm luật. Nó là một công ty phi lợi nhuận được hỗ trợ tài chính bởi các công ty môi giới chứng khoán thành viên.

Trong trường hợp một công ty môi giới bị sụp đổ với các lý do xác đáng, một người uỷ thác do toà án bổ nhiệm và SIPC sẽ nỗ lực để chuyển tài khoản của khách hàng sang một công ty thành viên khác. Bạn sẽ được thông báo về việc chuyển tài khoản và có sự lựa chọn về việc chuyển tài khoản sang công ty nào.

Nếu điều này không được thì người uỷ thác sẽ thu xếp cho việc thanh toán nợ của công ty và phân phối tài sản. Tài sản của khách hàng được phân phối dựa trên dữ liệu của công ty về tình hình tài khoản của bạn.

Bất cứ sự thâm hụt nào về tài sản sẽ được phân đều ra cho các tài khoản bị ảnh hưởng theo một tỷ lệ nhất định. Sau khi tài sản của khách hàng được phân bổ, SIPC sẽ nhảy vào để bảo hiểm những thứ còn lại, những khoản bồi thường chưa được giải quyết thoả đáng với một hạn mức cụ thể cho mỗi tài khoản.

Nếu công ty môi giới của bạn bị đặt trong tình trạng thanh lý, người uỷ thác sẽ lưu ý bạn và gửi một mẫu đơn đòi bồi thường và các hướng dẫn cho bạn. Bạn sẽ cần hành động ngay lập tức vì mẫu này phải được gửi lại trong thời hạn theo quy định của toà án phá sản, mà thời hạn này thường nằm trong khoảng 30 đến 60 ngày kể từ ngày thông báo. Pháp
luật liên bang cho phép đến 6 tháng cho việc đệ đơn, nhưng việc đòi bồi thường muộn sẽ gây ra việc xử lý chậm chễ và việc thanh toán có khả năng bị hạn chế.

Thành tích của SIPC

Mức độ bảo vệ gấp đôi này - các yêu cầu về luật pháp đối với công ty môi giới và bảo hiểm của SIPC - đã phục vụ các nhà đầu tư cực kỳ tốt.

Trong lịch sử 37 năm của nó, SIPC đã giúp thanh toán cho 317 công ty, tạo khả năng phục hồi giá trị tài sản khoảng 15,7 tỷ USD cho khoảng 625.000 nhà đầu tư.

SIPC ước tính rằng 99% trong số những nhà đầu tư đủ điều kiện đã khôi phục được được các khoản mất mát của họ trong các trường hợp công ty môi giới bị sụp đổ mà SPIC đã giải quyết từ trước đến nay.

Điều thực sự đáng kể là SIPC đã chỉ phải cung cấp khoảng 508 triệu USD trong số quỹ của nó để đạt được mức bảo vệ này. Chỉ có 349 trường hợp đòi bồi thường vượt quá các hạn mức của SIPC trong khung thời gian này. Điều đó có nghĩa là dưới 0,05% các vụ đòi bồi thường không được giải quyết hài lòng hoàn toàn.

  • Hà Linh (Theo Forbes, istock)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,