221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1127145
Chứng khoán tuột dốc trên cả hai sàn
1
Article
null
Chứng khoán tuột dốc trên cả hai sàn
,
- Không hề có sự giằng co giống như phiên trước, sáng 11/11 đa số cổ phiếu quay đầu giảm giá mạnh ngay từ đầu phiên, trong đó phần lớn giảm giá kịch sàn.

Các thông tin hỗ trợ xuất hiện từ cuối tuần trước và trong phiên giao dịch ngày 10/11 như giá xăng dầu giảm, Trung Quốc công bố đại kế hoạch kích thích nền kinh tế với tổng chi phí 586 tỷ USD… vẫn không đủ mạnh để giúp thị trường trụ vững.

Viễn cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh doanh của các tập đoàn lớn trên thế giới vẫn còn rất xấu và có thể còn khiến thị trường chứng khoán nhiều nước chao đảo.

Các tập đoàn lớn của Mỹ như AIG, Fannie Mae… vừa công bố tiếp tục thua lỗ khá lớn trong quý III/2008. Trong khi đó, chỉ số niềm tin kinh doanh tại nhiều nước trong đó có Australia đang xuống mức thấp kỷ lục.

Tại Việt Nam, một số chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn nữa trong quý IV/2008 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu.

Trong quý III/2008, khá nhiều công ty niêm yết cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán đã phải giải trình kết quả kinh doanh giảm do giá nguyên nhiên liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng đứng ở mức cao trong thời gian vừa qua.

Lợi nhuận của một số doanh nghiệp giảm còn do tham gia vào đầu tư tài chính, bất động sản và bị "cơn bão" giảm giá cuốn trôi.

Hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản được cho là đang chịu ảnh hưởng mạnh nhất do thị trường bất động sản vẫn đang nằm trong tình trạng đóng băng, thị trường tín dụng chưa thực sự dễ thở, vay nợ nhiều, sản phẩm khó bán… Một số ngành trong đó có thuỷ sản cũng chịu ảnh hưởng khá lớn do chi phí lãi suất cao và xuất khẩu gặp khó khăn.

Một số doanh nghiệp công bố lợi nhuận tăng chủ yếu do tính chất mùa vụ.

Phiên giao dịch sáng 11/11 đa số cổ phiếu quay đầu giảm giá mạnh ngay từ đầu phiên, trong đó phần lớn giảm giá kịch sàn. (Ảnh: LAD)

VN-Index giảm mạnh xuống sát 350 điểm


Kết thúc phiên giao dịch sáng 11/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 14,29 điểm (tương đương giảm 3,9%) xuống 351,71 điểm.

Trong tổng số 164 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm cổ phiếu BAS của Công ty cổ phần BASA với mã chứng khoán BAS lên sàn sáng 11/11 với 9,6 triệu cổ phần), có 22 mã tăng giá (có 4 mã tăng kịch trần), 135 mã giảm giá (trong đó có 78 mã giảm kịch sàn), 9 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch (FPC, HBD).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công giảm xuống 14,3 triệu đơn vị, trị giá 382,9 tỷ đồng (so với 15,2 triệu đơn vị và 434,7 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Cũng giống như nhiều cổ phiếu mới lên sàn gần đây, cổ phiếu BAS đã giảm hết biên độ cho phép trong phiên đầu tiên là 20% và đóng cửa ở mức 14.400 đồng/cp so với giá tham chiếu là 18.000 đồng.

Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tuyệt đối sáng nay bao gồm: ANV của Thuỷ sản Nam Việt và DRC của Cao su Đà Nẵng cùng tăng trần 1.100 đồng, lên tương ứng 23.100 đồng/cp và 23.800 đồng/cp; VNS của Taxi Vinasun (tăng trần 900 đồng, lên 19.900 đồng/cp); ASP của CTCP Dầu khí An Pha S.G (tăng trần 900 đồng, lên 19.900 đồng/cp).

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng, xuống 111.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk (giảm sàn 4.500 đồng, xuống 85.500 đồng/cp); PVD của PV Drilling và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm sàn 3.500 đồng, xuống tương ứng 74.500 đồng/cp và 73.500 đồng/cp; VSC của CTCP Container Việt Nam (giảm sàn 3.000 đồng, xuống 62.000 đồng/cp).

Một số cổ phiếu blue-chips khác giảm giá sàn bao gồm: STB của Sacombank (xuống 21.900 đồng/cp), PVF của PetroVietnam Finance (xuống 21.600 đồng/cp), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (xuống 37.100 đồng/cp)…

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (3,71 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,69 triệu); FPT (0,54 triệu); ANV của Thuỷ sản Nam Việt (0,49 triệu); VIP của Vận tải Xăng dầu VIPCO (0,45 triệu).

Kết thúc phiên giao dịch sáng 11/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 14,29 điểm (3,9%) xuống 351,71 điểm.

HASTC-Index giảm 5,1%


Chỉ số HASTC-Index sáng 11/11 giảm 6,04 điểm (5,1%), xuống 112,31 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công giảm xuống 8,3 triệu đơn vị, trị giá 230,3 tỷ đồng (so với 9,6 triệu đơn vị và 272,9 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 155 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 10 mã tăng giá, 138 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 5 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: DC4 của CTCP DIC (tăng trần 1.500 đồng, lên 24.100 đồng); SPP của CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn Saplastic (tăng trần 1.400 đồng, lên 21.700 đồng); SRA của Sara Việt Nam và NGC của Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Ngô Quyền cùng tăng trần 900 đồng, lên tương ứng 15.100 đồng và 15.800 đồng/cp; PJC của Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội (tăng trần 800 đồng, lên 16.400 đồng).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: RCL của Địa ốc Chợ Lớn và S99 của Sông Đà 9.09 cùng giảm sàn 2.900 đồng, xuống tương ứng 39.400 đồng và 39.300 đồng/cp; SDT của Sông Đà 10 (giảm sàn 1.900 đồng, xuống 25.800 đồng/cp); L62 của Lilama 692 (giảm sàn 1.800 đồng, xuống 24.400 đồng); HPC của Chứng khoán Hải Phòng (giảm sàn 1.400 đồng, xuống 18.700 đồng).

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á châu giảm 1.600 đồng (3,65%) xuống 42.400 đồng/cp; KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm 3.400 đồng (6,75%) xuống 47.000 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là DBC của Nông sản Bắc Ninh (0,8 triệu); KLS của Chứng khoán Kim Long (0,8 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,54 triệu) PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,48 triệu). 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,