221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1127549
VN-Index tiếp tục giảm mạnh
1
Article
null
VN-Index tiếp tục giảm mạnh
,
- Sau một phiên tuột dốc hôm qua, sáng nay (12/11) xu hướng cắt lỗ vẫn tiếp tục diễn ra ngay từ đầu phiên. Tuy nhiên, hiện tượng gom hàng giá thấp đã bắt đầu xuất hiện từ giữa phiên giúp chỉ số VN-Index chung cuộc giảm ở mức nhẹ hơn.

“Giá cổ phiếu đã xuống mức khá thấp, trong vùng giữa 2 đáy được xác lập gần đây là 322,08 điểm tới 366,02 điểm. Mặc dù vẫn còn hiện tượng các nhà đầu tư tiếp tục cắt lỗ nhưng cũng có rất nhiều người không chấp nhận bán ra và một số người đã bắt đầu mua vào để đón đáy”, anh Mạnh Cường, một nhà đầu tư có mặt tại SeABank sáng nay nói.

“Sự giằng co giữa bên bán và bên mua diễn ra khá quyết liệt trong đợt 2 và đợt 3 khiến khối lượng giao dịch giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống chỉ còn gần 12 triệu đơn vị. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tích luỹ để bật lại trong 2-3 phiên nữa, cho dù có thể chỉ là ngắn hạn”, anh Cường nhận xét.

Kết thúc đợt giao dịch thứ 1, chỉ số VN-Index giảm 12,91 điểm (tương đương 3,67%). Sang tới đợt 2, mức mất điểm chỉ còn lại 3,01% và đóng cửa phiên giao dịch chỉ số này chỉ còn mất 2,67%.

Nhiều nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ đảo chiều trong phiên thứ Sáu hoặc đầu tuần sau.

Mặc dù dự đoán thị trường sẽ sớm đảo chiều nhưng nhìn chung các nhà đầu tư khi được hỏi đều cho rằng sự yếu kém của nền kinh tế thế giới nói chung còn kéo dài và sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Trong khi đó, một khối lượng lớn cổ phiếu mới sắp được đưa lên sàn có thể sẽ khiến thị trường chứng khoán khó có thể đi lên cho dù nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đang được cải thiện, lãi suất ngân hàng đang giảm mạnh.

Sự giằng co giữa bên bán và bên mua diễn ra khá quyết liệt trong đợt 2 và đợt 3 khiến khối lượng giao dịch giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống chỉ còn gần 12 triệu đơn vị. (Ảnh: LAD)

VN-Index giảm 2,67% xuống 342,33 điểm


Kết thúc phiên giao dịch sáng 12/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 9,38 điểm (tương đương giảm 2,67%) xuống 342,33 điểm.

Trong tổng số 165 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm cổ phiếu KSH của Tổng Công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam lên sàn sáng 12/11 với 11,69 triệu cổ phần), có 41 mã tăng giá (có 10 mã tăng kịch trần), 103 mã giảm giá (trong đó có 41 giảm kịch sàn) và 25 mã đứng giá.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công giảm xuống 11,8 triệu đơn vị, trị giá 320,6 tỷ đồng (so với 14,3 triệu đơn vị và 382,9 tỷ đồng trong phiên liền trước) - phiên giảm thứ tư liên tiếp.

Sáng nay (12/11), Tổng Công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam (KSH) đã chính thức đưa 11,69 triệu cổ phiếu lên giao dịch tại HOSE với mã KSH.

Cũng giống như nhiều cổ phiếu mới lên sàn gần đây, cổ phiếu KSH đã giảm hết biên độ cho phép trong phiên đầu tiên là 20% và đóng cửa ở mức 20.000 đồng/cp so với giá tham chiếu là 25.000 đồng.


Phiên này, các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tuyệt đối bao gồm: ALT của Văn Hóa Tân Bình và BTC của CTCP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu cùng tăng trần 1.100 đồng, lên tương ứng 24.400 đồng/cp và 24.200 đồng/cp; STB của Ngân hàng Sacombank tăng 1.000 đồng, lên mức giá trần 22.900 đồng/cp; VHC của CTCP Vĩnh Hoàn (tăng trần 900 đồng, lên 19.300 đồng/cp); DQC của Bóng đèn Điện Quang và RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia cùng tăng trần 800 đồng, lên tương ứng 17.300 đồng/cp và 18.300 đồng/cp.

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng, xuống 106.000 đồng/cp); SGH của Saigon Hotel (giảm sàn 4.000 đồng, xuống 81.000 đồng/cp); PVD của PV Drilling (giảm sàn 3.500 đồng, xuống 71.000 đồng/cp); FPT (giảm sàn 3.000 đồng, xuống 58.000 đồng/cp).

Bên cạnh đó còn có khá nhiều cổ phiếu lớn khác giảm giá như: DPM của Đạm Phú Mỹ,
VNM của Vinamilk, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVF của PetroVietnam Finance, SSI của Chứng khoán Sài Gòn, VIC của Vincom, HPG của Hoà Phát. Hầu hết các cổ phiếu này giảm sàn.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,53 triệu đơn vị); SAM của Sacom (0,87 triệu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,72 triệu); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (0,68 triệu); MPC của Thủy hải sản Minh Phú (0,31 triệu).

Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 9,38 điểm (2,67%) xuống 342,33 điểm.

HASTC-Index quay đầu tăng 0,62%


Đóng cửa muộn hơn sàn TP.HCM 30 phút, sàn chứng khoán Hà Nội đã kịp hồi phục trở lại với sự tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu có ảnh hưởng mạnh nhất trên sàn này là ACB của Ngân hàng Á Châu.

Chỉ số HASTC-Index sáng 12/11 đã tăng 0,7 điểm (tương đương tăng 0,62%) lên 113,01 điểm. Phần lớn thời gian trong phiên giao dịch, chỉ số này giảm, có lúc tuột dốc tới 4%.

Khối lượng giao dịch thành công tăng nhẹ lên 10,8 triệu đơn vị, trị giá 302,1 tỷ đồng (so với 8,3 triệu đơn vị và 230,3 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 155 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 42 mã tăng giá, 99 mã giảm giá, 9 mã đứng giá và 5 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: DC4 của CTCP DIC (tăng trần 1.500 đồng, lên 25.600 đồng); NGC của Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Ngô Quyền (tăng trần 1.000 đồng, lên 16.800 đồng); TV4 của Xây dựng điện 4 (tăng trần 900 đồng, lên 13.900 đồng/cp); TPP của Nhựa Tân Phú (tăng trần 700 đồng, lên 11.200 đồng/cp); VE1 của Xây dựng điện Vneco (tăng trần 500 đồng, lên 7.800 đồng/cp).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: HLY của Viglacera Hạ Long (giảm sàn 2.600 đồng, xuống 35.900 đồng/cp); BVS của Chứng khoán Bảo Việt và KKC của CTCP Sản xuất và kinh doanh Kim khí cùng giảm 2.100 đồng, xuống tương ứng 28.500 đồng/cp và 28.100 đồng/cp; L62 của Lilama 692 (giảm sàn 1.700 đồng, xuống 22.700 đồng); HPC của Chứng khoán Hải Phòng (giảm sàn 1.300 đồng, xuống 17.400 đồng).

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á châu tăng 600 đồng (1,42%), lên 42.800 đồng/cp; trong khi đó KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm 1.900 đồng (4,04%), xuống 45.100 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,9 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (1,66 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,89 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,73 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,51 triệu).
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,